Thông báo

Các bước cải thiện kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng

20/03/2019 | 10:57 : Lượt xem 4090

Thuyết trình tốt là một điểm cộng lớn ở bất kì đâu. Nó giúp bạn thể hiện bản thân, gây ấn tượng mạnh mẽ với mọi người. Nhưng một vài người dường như đã có năng khiếu thuyết trình từ khi lọt lòng mẹ, nhưng đối với số đông còn lại việc đứng lên trước tập thể và trình bày một vấn đề thực sự là một cực hình. Khi mà thời đại cần những người tự tin, cần thyết trình hấp dẫn để trình bày kế hoạch, ý kiến cá nhân trước đám đông. Thuyết trình không còn là "trình bày, thuyết minh", mà đã trở thành một nghệ thuật được sử dụng trong việc thu phục nhân tâm, tạo động lực cho những người xung quanh.

Vậy làm sao để xóa đi nỗi sợ đám đông, sợ thuyết trình của đa số chúng ta?

Các bước cải thiện kỹ năng thuyết trình 

        

1. Chân thành thể hiện cảm xúc trong bài thuyết trình

Hầu hết những người thuyết trình kém đều chú ý vào việc họ sẽ nói gì (nội dung cần trình bày) mà quên rằng điều quan trọng hơn là nói như thế nào. Có những nội dung mà ngôn từ bất lực, có những thứ sâu sắc mà chỉ nghe thôi không đủ thuyết phục, hưng khả năng truyền tải được quyết định bởi cảm xúc từ trong giọng nói, và cách biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của người thuyết trình. Như vậy, điều đầu tiên mà bạn nên làm trước khi chuẩn bị một bài nói trước đám đông, đó là đừng bao giờ cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung của bài nói đó. Bởi bạn chỉ tập trung để nhớ mà thiếu đi sự cảm nhận cua bản thân về từng câu chữ.

Không phải cứ nói tôi chảy là tốt. Bởi cảm xúc lại đóng vai trò quan trọng hơn, cũng có thể nói tạo cảm xúc chính là một kỹ năng quan trọng nhất trong thuyết trình. Cảm xúc rất dễ cảm nhận, dễ đạt được sự đồng cảm, dễ thể hiện được nội tâm con người, sự thấu hiểu của vấn đề. Người nghe chỉ cần nhìn vào đôi mắt, giọng nói của bạn, cách bạn biểu đạt chân thành mộc mạc đúng lúc đã đủ để nhận sự đồng thuận của người nghe. Đạt được điều này rất đơn giản. Cũng như khi bạn biểu hiện niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, bạn sẽ kết hợp với nét mặt và ngôn ngữ cơ thể tương ứng, làm sao cho người đối diện có thể thấu hiểu được những cảm xúc này khi nhìn những động tác trên. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng giọng nói cũng là một điều mà bạn nên học. Ví dụ, khi vui thì tốc độ giọng sẽ nhanh hơn, tông giọng sẽ cao hơn. Biểu cảm trong giọng nói là một trong những bí quyết tác động mạnh mẽ đến sự cảm thụ nội dung cần truyền đạt cho người nghe.

Ngoài những bí quyết như trên, điều quan trọng nhất là khi bạn nói về bất cứ điều gì, thì bản thân bạn phải có cảm xúc, sự hưng phấn và niềm mong muốn chia sẻ tất cả những thông tin đó một cách minh bạch cho người nghe thì bạn mới lan tỏa được cảm xúc đó một cách tự nhiên ra bên ngoài. Nét mặt của bạn cũng góp phần gây thu hút cho người nghe không kém. Nếu bạn trình bày một vấn đề hài hước mà gương mặt bạn mang vẻ buồn bã, hoặc bạn mời gọi khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty với nét mặt nghiêm trọng thì bạn khó mà đạt được mục đích đã đề ra.

2. Tự tin vào chính mình

Yếu tố đầu tiên khiến bạn khó có bài thuyết trình tốt do tâm lý không được tốt của mình. Bạn bị chính cái lối tư duy sợ hãi thất bại, sợ mọi người chế nhạo hay đơn giản bạn cảm thấy mình “run quá” khi đứng trước đám đông làm hạn chế khả năng thực sự của bạn. Tuy rằng khả năng ăn nói liên quan đến khả năng tư duy qua ngôn ngữ của mỗi người nhưng mỗi chúng ta đều có những khả năng đó nhưng chưa được khai thác mà thôi. Hãy tin rằng bạn có khả năng nói. Hãy tin rằng mọi người sẽ ủng hộ bạn khi bạn thuyết trình. Tự tin vào mình bao nhiêu sẽ giúp bạn có cơ hội thành công bấy nhiêu.

Làm thế nào để có được tự tin? Thật ra, điều này vô cùng dễ dàng để đạt được, và nó là gốc rễ được gắn trên bằng "phần ngọn" là những kỹ năng điều chỉnh giọng nói, diễn tả ngôn ngữ hình thể.

Đầu tiên, bạn hãy hồi tưởng lại cách bạn tự tin nói chuyện, trình bày gần gũi với một người đồng nghiệp, hoặc một người bạn của bạn như thế nào. Lúc đó, bạn đã tin vào khả năng truyền đạt và thuyết phục ra sao? Khi bạn tự tin, bạn biết bạn là ai, và bạn hiểu người khác đánh giá bạn ra sao, bạn sẽ không sợ hãi đám đông. Khi bạn đặt niềm tin vào người nghe, bạn có thể thoải mái thể hiện ý tưởng của bản thân, đó là tự tin. Nói cách khác, nếu bạn luôn nghĩ mọi thứ về bản thân mình tích cực, và bạn tin rằng người khác cũng sẽ nhìn thấy được những điều tốt đẹp đó, thì bạn sẽ nâng cao được lòng tự tin.

Có một vài bí quyết nho nhỏ để tăng cường sự tự tin như sau : Thường khi tiếp xúc với một người không tự tin, khi ta đặt câu hỏi : "vì sao bạn lại thiếu tự tin?", sẽ nhận được những câu trả lời như "tôi sợ tôi không đẹp, tôi sợ tôi nói không hay, tôi sợ cái áo hôm nay không hợp với mình...". Hãy chuyển đổi tâm lý này bằng vài phút đứng trước gương trước khi đến buổi thuyết trình.Hãy là người chu đáo để tin vào sức mạnh của bản thân mình trước. Vững lòng tin vào ngoại hình cũng là một nhân tố xúc tác mạnh đến quá trình xuất hiện trước đám đông.

Khi bước vào vị trí của người thuyết trình, bạn phải chắc chắn rằng tất cả những nội dung mình trình bày đã nằm trong đầu của bạn. Như đã đề cập ở trên, chúng ta không học thuộc lòng, mà là nắm vững một cách có hệ thống. Theo đó, bất cứ câu hỏi nào đặt ra, bạn cũng có thể ứng phó tốt. Bạn có thể sử dụng mindmap (bản đồ tư duy) để làm hiệu quả hơn việc này. Từ đây, áp dụng những công cụ giọng nói và ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ có thể ngày một nâng cao khả năng trình bày tốt và truyền đạt được cảm xúc tự nhiên.                           

3. Xây dựng cấu trúc bài để cải thiện kỹ năng thuyết trình phù hợp: 

Để có được một bài thuyết trình với những nội dung hấp dẫn và lôi cuốn người nghe, bạn cần đặt cho mình 5câu hỏi trước khi đặt tay viết: Mục đích của bài thuyết trình của bạn là gì, nó sẽ mang lại lợi ích gì? Đối tượng của bạn là ai? Bạn sẽ thuyết trình ở đâu? Bạn sẽ thực hiện như thế nào? Và cuối cùng là thời gian mà người ta cho phép bạn thực hiện bài nói? Thông thường để có một bài thuyết trình có cầu trúc phù hợp phần mở đầu thường phải nêu rõ về mục đích, nội dung bạn sẽ trình bày. Phần thân bài bạn nên chia nhỏ từ 2 đến 6 phần và cuối cùng phần kết bài phải tóm lược được nội dung bạn đã nói kèm theo lời kêu gọi bạn muốn truyền tải. Vạn sự khởi đầu nan, ấn tượng đầu tiên sẽ giữ vai trò quan trọng. Bạn chỉ có 4 phút để gân ấn tượng với người khác nhờ phong cách và khả năng mở bài thu hút của mình. Hãy sáng tạo trong cách thể hiện của bạn có thể là bắt đầu từ những câu hỏi, những con số thống kê hay các câu chuyện… Bạn cũng có thể chia sẻ những câu chuyện thực tế, thú vị để tăng thêm sự chú ý, sự đồng cảm của người nghe.

Slide trình chiếu đừng quá dài dòng lắm chữ. Mỗi trang chỉ tối đa 8 dòng, hãy sử dụng các từ khóa mấu chốt, đắt giá nhất. Bạn có thể thêm các hình ảnh minh họa nhưng đừng thêm quá nhiều các hiệu ứng rườm rà, nó không hề chuyên nghiệp chút nào. 

                  

4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: 

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể là điều quan trọng nhất khi thuyết trình

Nhiều người cứ nghĩ rằng, hiệu quả thuyết trình phụ thuộc vào nội dung của bài nói. Nhưng thực ra những cái gì bạn mất bao công chuẩn bị có khi cả tháng trời chỉ chiếm 7% hiệu quả truyền tải thông điệp. Trong khi đó các yếu tố về thể hiện, ngôn ngữ cơ thể lại chiếm đến 93%. Chúng ta mất quá nhiều công sức đầu tư vào phần mang lại lợi nhuận thấp mà bỏ qua mảnh đất đầu tư mang lại lợi xuất hơn 20 lần. Để thành công khi thuyết trình trước công chúng, điều đầu tiên bạn cần chú ý là trang phục của chính bạn.

Trang phục và hình ảnh đầu tiên của bạn sẽ quyết định trong 30 giây người ta có muốn nói chuyện với bạn tiếp hay không? Hãy chọ trang phục lịch sự, tươi sáng, tươm tất gọn gàng. HÃy chuẩn bị cho mình một phong cách năng động, nhưng cũng phải thoải mái với bản thân mình. Trang phục cũng cần thuận tiện cho các hoạt động đi lại, di chuyển. bên cạnh đó, ngữ điệu giọng nói, khả năng giao tiếp bằng mắt hay sự di chuyển của bạn cũng là những yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả bài thuyết trình. Hãy nhìn vào đối tượng, đừng lảnh tránh, nếu trong hội đồng bạn nên nhìn theo hướng zic zắc.

Giọng nói cần to, rõ ràng, cần trầm bổng đúng lúc. Lúc thuyết trình bạn nên đi lại, thả lỏng tay, giao lưu ánh mắt, lưng hơi nghiên về trước, cười tươi thoải mái, hít thở sâu,.. Bạn cũng nên giao lưu tương tác với người nghe nhiều hơn để họ cảm thấy họ được chú ý, được lên tiếng đắc biệt tránh để người ta có cảm giác đề phòng hay ở tư thế trấn thủ... 

5. Đặt ra giá trị tác động đến người nghe:

Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao có những người trở thành những diễn giả nổi tiếng, có thể thuyết trình về một vấn đề trước hàng ngàn người bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác? Đó là bởi vì, mục tiêu của họ là mong muốn chia sẻ những giá trị nhất định đến cho người nghe trong bài nói của mình.

Thuyết trình cũng là một phương tiện truyền thông, và nhiệm vụ của người thuyết trình là hướng đến lợi ích chung của đám đông, chứ không phải để thể hiện thương hiệu cá nhân. Nên mục tiêu của một bài thuyết trình luôn là để khiến cho người khác thay đổi tốt hơn, hoặc để giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực.

Như vậy, bạn nên có sự tìm hiểu rõ ràng người nghe bạn là ai, họ cần gì, và điều gì tác động làm cho họ thay đổi. Một người khi đón nhận thông điệp thuyết trình, thì họ đón nhận người thuyết trình trước khi họ đón nhận thông điệp, nói đơn giản là khi người nghe có sự tin cậy vào bạn thì họ sẽ tin cậy vào những gì bạn trình bày, ngược lại, họ sẽ dễ dàng thiếu đồng tình hoặc tự tạo ra mâu thuẫn với thông tin của bạn.

Một mẹo nhỏ để có thể "xốc dậy" được sự chú ý của người nghe, khi họ chưa biết gì về bạn, thì bạn nên có bước đệm là giới thiệu về bản thân, thẩm quyền, và chuyên môn của bạn đối với vấn đề mà bạn sắp nói. HÃy lồng ghép những vấn đề họ quan tâm, những cách nói thú vị, hàu hước, cập nhật xu hướng mới, cách tiếp cận gần gũi với đối tượng người nghe. Như thế, người nghe sẽ xác định được là họ có nên tin hoặc nên có thái độ như thế nào đối với những thông tin mà người thuyết trình sắp nói.

6. Luyện tập trước khi diễn: 

Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại, thao trường đổ mồ hôi chiến trường ít đổ máu. Thuyết trình là một nghệ thuật và người thuyết trình cũng là một người nghệ sĩ. Để trở thành người nghệ sĩ hay trước khi diễn đòi hỏi mỗi người phải chuẩn bị và luyện tập trước đó rất nhiều. Nếu có cơ hội hãy luyện tập nói trước các nhóm nhỏ và nhờ mọi người đóng góp ý kiến cho bạn. Hãy thường xuyên tưởng tượng hình ảnh bạn thuyết trình trước mọi người và khi thành công bạn sẽ có cảm giác như thế nào. Chính những trải nghiệm nhỏ và sự chuẩn bị đó sẽ giúp bạn thành công hơn khi bước vào một buổi thuyết trình thực sự.

Bạn có thể tự tập nói qua gương, nói trước bạn bè và nhờ họ đóng góp ý kiến. Bạn cũng nên thử đứng trước bục mà bạn sẽ nói, hãy cảm nhận, làm quen, đi lại để không cảm thấy xa lạ bỡ ngỡ, bạn cũng có thể chủ động nếu có yếu tố bất ngờ xảy ra. 

7. Mở rộng vốn từ và các diễn đạt

Nói cũng như viết, nếu ngôn ngữ của bạn đơn điệu, không phong phú và không có sự linh hoạt thì nội dung của bạn dù có mới lạ đến đâu, có tính đột phá thế nào thì cũng khó mà lôi cuốn được người nghe cũng như người đọc. Hãy thử tưởng tượng bạn muốn miêu tả một ngày đẹp trời, bạn sẽ nói gì? Sau đó hãy đọc thử một đoạn văn miêu tả trong các cuốn sách: bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt về cách vận dụng ngôn ngữ giữa mình và tác giả.

Để rèn luyện được khả năng này, yêu cầu cần thiết là bạn phải đọc sách, báo, truyện thật nhiều và thật thường xuyên. Hoạt động này giúp vốn từ vựng và cách diễn đạt, cách đặt câu hỏi trở nên phong phú hơn. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho bạn kiến thức về các vấn đề xã hội để bạn có thể sử dụng như một dẫn chứng, một sự liên tưởng hay một ví dụ nhằm tăng tính thuyết phục cho bài thuyết trình của mình.