Cẩm Nang Việc Làm

Những điều cần “khắc cốt ghi tâm” khi muốn kinh doanh giỏi

31/01/2019 | 16:29 : Lượt xem 1358

Chào các bạn trở lại với mục Cẩm nang việc làm của JobPro, Bạn là người đang trên đường khởi nghiệp kinh doanh, muốn trở thành một người chèo lái số mệnh công ty của chính mình, thậm chí có thể còn là thuyền trưởng của cả một ngành. Câu hỏi đặt ra ở đây là muốn kinh doanh giỏi bạn phải làm gì? – thì để giải quyết câu hỏi trên hôm nay, chuyên mục cẩm nang việc làm của JobPro sẽ chia sẻ một vài điều qua bài viết dưới đây để bạn có thể trở thành một doanh nhân thành đạt hoặc chí ít cũng tích cho mình thêm nhiều kinh nghiệm trong môi trường kinh doanh ngày nay, mời các bạn tham khảo!

1.Học hỏi nghệ thuật bán hàng:

Trong lĩnh vực kinh doanh, đó là môn duy nhất hữu ích cho mọi người. Những sách hoặc những lớp dạy về nghề bán hàng hiện nay, đều căn cứ trên những quy tắc cơ bản. 
Nếu có nhiều khách mua hàng của bạn với giá cao hơn số tiền bạn đã bỏ ra thì gần như bạn đã đạt được mục đích. Có nhiều việc khiến bạn lơ là công việc kinh doanh, song bạn luôn phải dành ít nhất 50% thời gian của mình để bán hàng.
Những công đoạn của một cuộc giao tiếp chuyên để bán hàng là:
- Gây chú ý tới khách hàng.
- Làm cho khách hàng thấy lợi.
- Gợi sự ham thích của khách hàng.
- Dẫn khách hàng đến hành động (mua hàng).

2.Tạo sự khác biệt:

Tạo khác biệt

Tạo sự khác biệt

 

Ý tưởng của bạn có tương tự như các doanh nghiệp khác đang hoạt động hay cung cấp sản phẩm, dịch vụ độc đáo? Quy mô của thị trường mà bạn đang hướng tới? Đó là những câu hỏi quan trọng mà bạn cần suy nghĩ, nhưng chìa khoá thành công không phải lúc nào cũng là tìm bằng được một thị trường trống rỗng, không tồn tại cạnh tranh (điều gần như là không thể). Thay vào đó, mọi thứ phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa công ty của mình và vị trí trên thị trường.
Trên thị trường, có rất nhiều công ty, sản phẩm nhàm chán. Việc động não không hề tiêu tốn tiền và chỉ cần suy nghĩ một chút, bạn đã có thể tạo ra sự khác biệt và dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh.

3.Sẵn sàng làm nhiều việc cùng lúc:

Khi còn là dân công sở, công ty luôn có những người để bạn gọi điện sửa chiếc máy in bị hỏng hay để hợp tác mở một gian hàng triển lãm thương mại. Tuy nhiên, điều này sẽ không tồn tại nếu như bạn tự mình mở một doanh nghiệp.
Việc tự kinh doanh thường bao gồm rất nhiều các công việc, và đôi khi sẽ phải làm tất cả mọi thứ một mình. Bạn có thể trở thành kỹ thuật viên rồi ngay sau đó làm nhân viên bán hàng, chủ đơn vị kinh doanh... Trước khi tự mở doanh nghiệp cho riêng mình, hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng để thực hiện hàng loạt các chức năng, bao gồm cả những công việc tẻ nhạt nhất.

4.Đừng để tâm đến lời từ chối:

Khi bạn đã đầu tư, việc bị từ chối bất cứ lúc nào cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, là một doanh nhân, bạn luôn phải đối mặt với rất nhiều tin xấu, có thể từ các nhà đầu tư, từ doanh số bán hàng đi xuống hoặc do ít lượng truy cập vào trang thương mại điện tử của mình. Nếu bạn suy nghĩ về các vấn đề phải từ bỏ hoặc do cảm xúc thất thường, bạn sẽ không những bị tốn thời gian mà còn không học được bất cứ bài học kinh nghiệm nào.

Đừng chú tâm vào từ chối của khách hàng

Đừng để tâm đến lời từ chối


Tự trả lời những câu hỏi khó khăn phía trước là sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Tuy nhiên, nếu một hoặc hai câu hỏi bạn không tìm được câu trả lời cũng đừng sợ hãi, chùn bước khỏi giấc mơ của mình. Bạn có thể phải thực hiện thêm một số bước cần thiết để đạt mục đích.
Không phải ai cũng thành công ngay từ lần đầu tiên, cũng không phải ai chỉ toàn gặp thất bại, điều quan trọng bạn cần phải nắm rõ trước khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh chính là không được nản chí, hãy cố gắng trau dồi kỹ năng của bản thân liên tục, không ngừng nghỉ.

5.Hãy thuê người quản lý tài chính:

Bạn chưa bán được cái gì cho đến khi khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của bạn. Việc thiếu tiền thậm
chí có thể làm phá sản cả một doanh nghiệp thịnh vượng nhất. Hãy thuê người quản lý tài chính cho bạn.

6.Sử dụng thời gian hợp lý:

Nguồn lực khan hiếm nhất trong kinh doanh là gì? Chính là thời gian. Hãy chỉ đầu tư nó vào những lĩnh vực mang lại giá trị lớn nhất. Hãysử dụng thời gian hợp lý – có thể bạn sẵn sàng làm việc chỉ với 50 xu một giờ, nhưng bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ ai muốn làm như bạn.

7.Mỗi khi định giá một món hàng, bạn nên nhớ trong thương trường người ta quan niệm danh từ "giá bán" ra sao

Giá bán có nghĩa là giá vốn cộng với tiền lãi. Bán không có lãi, không phải là kinh doanh mà chính là tự sát. Theo chính sách ấy chắc chắn là đi đến khánh tận. Không một việc kinh doanh nào có thể tồn tại mà không có lãi. Một món hàng hoặc một dịch vụ không có lãi tức là hy sinh. Mà như vậy, tức là thoái bộ. Vẫn biết đôi khi chúng ta phải bán hàng để thu lại vốn, nghĩa là không có lãi, Song ở trường hợp đó, món tiền chúng ta thu vào không thể gọi là "giá bán" đó chỉ là một phần của "giá bán".

8.Không được bán phá giá:

Phương cách ấy không chỉ làm mất thêm tiền mà còn phá hoại công cuộc làm ăn. Muốn hạ giá bán, chỉ có cách hay nhất là giảm giá vốn. Phần xuất tiền lãi vẫn phải giữ. Rất có thể chúng ta thấy tiền lãi gộp nhưng không có tiền lãi ròng. Hy sinh tiền lãi ròng chỉ có lý do trong trường hợp sự hy sinh ấy cần thiết để khỏi thua lỗ to hơn. Bán phá giá là một tệ nạn trên thương trường.

9.Đừng ngồi trong phòng mà phải tiếp xúc với thực tế:

Đừng lãng phí thời gian trau chuốt một bản kế hoạch kinh doanh rồi quẳng vào ngăn kéo. Hãy thường xuyên nghĩ về định hướng kinh doanh của bạn, ngay cả khi kế hoạch của bạn chỉ là vài dòng viết vội vàng lên mặt sau phong bì thư.

10.Kiên trì:

Chiến thắng vẻ vang nhất không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là tự đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Hãy tìm kiếm những người ủng hộ, nhờ vậy bạn có thể duy trì động lực của mình ngay cả khi mọi việc trở nên tồi tệ.