Cẩm Nang Việc Làm

Làm trái ngành có dễ dàng thành công

25/01/2019 | 09:00 : Lượt xem 1359

70% sinh viên ra trường làm trái ngành. Đây thống kê của Bộ Lao động -Thương binh - Xã hội về cơ hội và sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Sau khi ra trường, không phải ai cũng tìm cho mình được một công việc đúng chuyên ngành theo học. Nhiều sinh viên lựa chọn hoặc bất đắc dĩ rẽ sang một hướng đi hoàn toàn mới, tuy nhiên cũng không ít bạn chờ đợi công việc trong mơ đến với mình. Câu hỏi được đặt ra là: Làm trái ngành, nên hay không?


Làm trái ngành, mất gì?
Xoay quanh vấn đề làm trái nghề, trái nghành, có rất nhiều ý kiến được đưa ra. Khi được hỏi, bạn Tuấn sinh năm 1995, Học viện Tài chính chia sẻ: “Mình ra trường được 1 năm rồi, vẫn đang trong thời gian tìm một công việc phù hợp chuyên ngành mình học trong 4 năm đại học. Có nhiều bạn cùng lớp mình ra trường làm trái ngành rủ mình làm cùng nhưng mình từ chối. Mình nghĩ ra trường mà làm trái ngành thì 4 năm học vừa qua là vô ích”. Trước hết, năm 4, “chân ướt chân ráo ra trường”, làm trái ngành đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận đi chậm hơn đồng nghiệp 4 năm đại học. Những kiến thức ở Đại học rất quan trọng, đó chính là chuyên môn chúng ta được đào tạo bài bản phục vụ cho công việc sau này. Bên cạnh đó, nhiều người cũng sẽ gặp khó khăn trong việc quen với văn hóa, phong cách, kĩ năng nghề nghiệp bởi chưa có điều kiện tìm hiểu, học hỏi từ trước. Hơn nữa, các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng nghĩa với việc bạn phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Đâu phải ai muốn làm trái ngành cũng được.  Vậy mới nói, làm trái nghề, trái ngành đâu có “sướng”.

 

Ảnh: Nguồn Internet

Xem thêm: Tìm việc làm  kế toán tại Hải Phòng


Làm trái ngành, được gì?
Có rất nhiều bạn trẻ hiện nay cho rằng họ cảm thấy không vấn đề khi đi làm trái ngành, miễn là có lương. Trong thời buổi kinh tế khó khăn và trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì kiếm được một công việc đúng chuyên ngành không dễ dàng gì. Chính vì vậy, thử sức mình ở các lĩnh vực khác ngoài chuyên môn là điều khó tránh khỏi và đôi khi cũng là một sự lựa chọn có lợi đối với người tìm việc. Bên cạnh việc có lương nuôi sống bản thân, không mang tiếng “ăn bám bố mẹ”, làm một công việc không đúng chuyên môn cũng có thể giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm, kĩ năng và thử thách bản thân nhiều hơn. Kiến thức về chuyên ngành mà chúng ta học được trên giảng đường Đại học rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Dù là ngành nghề nào thì cũng cần đến những kĩ năng như quản lí thời gian, kĩ năng thuyết trình, xử lí công việc mà chúng ta phải va vấp mới có thể phát huy được. Chính vì vậy dù bạn đi làm trái ngành vì cảm thấy ngành học không phù hợp hay trong lúc chờ để tìm được công việc trong mơ thì nó cũng có những lợi ích nhất định cho tương lai sau này của bạn.


Tạm kết
Có thể nói, dù làm trái ngành hay chờ đợi để tìm được công việc đúng chuyên ngành thì bản thân mỗi người đều phải không ngừng học tập, vun đắp vì ngành nghề nào thì cũng cần kiến thức cả và điều đó là cần thiết để bạn đi được thật lâu với công việc mình đã chọn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nói: “Các bạn có thể tốt nghiệp Đại học sau 4 năm, các bạn đừng tưởng những kiến thức từ sách vở, bạn bè, thầy cô, đi làm thêm… có thể cống hiến cho xã hội. Chưa ăn thua gì cả! Đại học cho bạn những kiến thức cơ bản nhưng quan trọng là phương pháp và hơn nữa hướng tới các kỹ năng cần thiết khi ra đời. Học tập là việc hằng ngày hằng giờ, hôm nay tôi cũng học tập được từ các bạn rất nhiều. Hãy học hết mình, đừng so bì với ai xung quanh. Cứ cố gắng hết sức rồi ra trường bạn sẽ tìm được chỗ đứng trong xã hội. Bạn đừng băn khoăn làm trái ngành, trái nghề hay không.”
Suy cho cùng, làm nghề gì không phải chuyện quan trọng. Điều quan trọng là với công việc đó bạn thấy vui vẻ, kiếm được tiền nuôi sống bản thân, gia đình và có cơ hội phát triển trong tương lai.