Cẩm Nang Việc Làm

Cách ứng biến câu hỏi điểm mạnh của bạn khi phỏng vấn

30/01/2019 | 14:39 : Lượt xem 1370

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt ra các hỏi để cân đo trí thông minh của các ứng cử viên. Và bạn phải làm gì khi đứng trước nhiều câu hỏi:” Bạn hãy trình bày điểm mạnh, điểm yếu của bạn”. Để có thể vượt qua câu hỏi này bạn nên tham khảo qua bài viết của chúng tôi dưới đây.
Cách tốt nhất để phản ứng với câu hỏi này là nêu bật những kỹ năng và kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến công việc bạn ứng tuyển. Chuẩn bị những câu trả lời bằng việc lập ra danh sách những phẩm chất được đề cập ở tin tuyển dụng. Sau đó, đưa ra danh sách những kỹ năng phù hợp với những điều đã lập ra.

Hiểu bản thân để nâng cao ưu điểm:

Điểm mạnh của bạn

Để nhận biết đâu là ưu và nhược của bản thân, trước tiên bạn phải hiểu vai trò của chính bạn, nghĩa là hiểu cách bạn làm việc, cách bạn học, cách bạn đối phó với khó khăn. Bạn có thể lập một bản phân tích SWOT ngắn, trong đó liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
Nhận định điểm mạnh của bạn qua các câu hỏi sau:
+ Việc nào bạn có thể làm tốt hơn người khác?
+ Bạn đang sở hữu những mối quan hệ cá nhân nào?
+ Bạn tự hào về thành công nào nhất?
Bạn có thể chủ động nhờ sự đánh giá khách quan của bạn bè, thầy cô, những người mà bạn tin cậy. Sau đó suy xét bản thân một cách khách quan và tỉnh táo nhất.
Thay vì ngồi ở nhà vào thời gian rảnh, bạn có thể tận dụng chúng để tham gia các khóa học ngắn hạn, các lớp đào tạo kỹ năng, hoặc tham gia vào một câu lạc bộ ở trường mà bạn yêu thích. Với sinh viên khả năng lập luận, phân tích, đàm phán là rất quan trọng. Biết tự trau dồi chúng qua sự cọ xát ở trường và tích lũy từ những khóa học bổ sung sẽ giúp bạn nâng cao khả năng, định hướng thành công trong tương lai.

Khắc phục những điểm yếu ở bản thân:

Điểm yếu của bạn

“Ai cũng có điểm yếu” Cho dù bạn là người rất tài giỏi, thông mình, may mắn hay là người theo đuổi trường phái hoàn hảo thì chắc chắn bạn phải có ít nhất một điểm yếu.  Chính vì thế câu trả lời tệ nhất mà bạn đưa cho nhà tuyển dụng chính là “Tôi hoàn toàn không có điểm yếu gì”, hay “Tôi không biết rõ điểm yếu của tôi là gì”. Nếu bạn trả lời những câu này thì xin chia buồn bạn đã bị loại.
Câu hỏi này mục đích chính không phải là dùng để làm khó bạn hay cố tình loại bạn ra khỏi vòng phỏng vấn. Ý nghĩa của câu hỏi này chỉ đơn giản là nhà tuyển dụng muốn  tìm hiểu xem điểm yếu nào của bạn cản trở bạn nhiều nhất trong công việc cũng như quá trình thích nghi với văn hóa và công việc trong công ty. Nhà tuyển dụng hứng thú lắng nghe cách bạn giải quyết một câu hỏi khó kiểu này. Vây đây chính là lúc để bạn thể hiện  sự trung thực của bạn nhưng nên nhớ là chỉ ở một mức độ nhất định thôi. Hãy chắc chắn rằng những điểm yếu mà bạn sắp sửa nói ra không làm hủy đi cơ hội tuyển dụng của bạn.

Tham khảo danh sách điểm mạnh,yếu khi phỏng vấn:

Điểm mạnh khi phỏng vấn:
•    Hăng hái
•    Đáng tin cậy
•    Sáng tạo
•    Kỷ luật
•    Kiên nhẫn
•    Tôn trọng người khác
•    Quyết tâm
•    Cống hiến
•    Trung thực
•    Tính linh hoạt
•    Giao tiếp tốt
•    Thân thiện
•    Làm việc chăm chỉ
•    Diễn cảm
•    Nghiêm túc
•    Đúng giờ
•    Năng động
•    Kỹ năng lập kế hoạch giải quyết vấn đề phân tích tốt
•    Kỹ năng máy tính tốt
•    Ngôn ngữ tốt (giỏi tiếng Anh chẳng hạn)
•    Khả năng kỹ thuật tốt
•    Kỹ năng lập kế hoạch giải quyết vấn đề phân tích
•    Văn nghệ tốt (biết ca hát, làm MC, chơi đàn, chơi sáo, …)

Điểm yếu có thể nêu một ít điểm sau:
•    Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong mảng hiện tại
•    Trình độ tiếng Anh chưa tốt
•    Kỹ năng tin học chưa tốt
•    Hơi ích kỷ
•    Không tự tin trước đám đông
•    Quá coi trọng bản thân

Điều muốn nhắc các bạn cuối cùng là:
Nhà tuyển dụng sẽ thích những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản và thực tế. Họ không có thời gian để tưởng tượng ra những lời bạn nói nếu chúng quá bóng bẩy hoặc quá chung chung. Ví dụ "Tôi là một người cầu toàn" hay bất cứ một câu nào tương tự như thế. 

Điểm cuối cùng bạn cần chú ý là: khi nói đến điểm yếu của mình hãy kèm theo những việc làm, những bước đi mà bạn đã và đang thực hiện để khắc phục chúng. Cùng với sự tự tin, tính chuyên nghiệp chắc chắn cuộc phỏng vấn của bạn sẽ thành công.