Cẩm Nang Việc Làm

Cách trả lời phỏng vấn thông minh những câu hỏi khó nhất của nhà tuyển dụng

25/03/2018 | 18:15 : Lượt xem 1206

Tham gia vòng phỏng vấn có nghĩa là bạn đã bước đầu qua vòng tuyển loại và đây là lúc bạn cần tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.Họ là người trực tiếp đánh giá mọi mặt của bạn và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định nên chọn bạn hay không. Bạn sẽ phải đối mặt với nhà tuyển dụng cùng vô vàn cùng vô vàn những câu hỏi và tình huống bất ngờ. Để có được công việc mơ ước, bạn phải nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh bằng những câu trả lời thông minh và gây ấn tượng nhất. Vì vậy, việc chuẩn bị những câu trả lời ấn tượng sẽ giúp bạn có cơ hội trúng tuyển vào những công ty lớn.

Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhưng cũng không hề dễ:

     

“Chúng tôi có rất nhiều ứng viên xuất sắc cho vị trí này, tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì họ?”

Điều mà nhà tuyển dụng mong muốn ở đây là tìm được người phù hợp với tất cả thông tin cơ bản của nội dung tuyển dụng. Người đó phải vượt qua được những khó khăn, trở ngại và hoàn thiện những vấn đề trong nội dung tuyển dụng yêu cầu mà bản thân còn thiếu sót. Chìa khóa giúp họ tỏa sáng ở đây chính là niềm đam mê công việc cùng nhân phẩm tốt đẹp. Nhà tuyển dụng hy vọng người ứng viên đã tìm hiểu trước về công ty cũng như trình bày được lý do tại sao người đó muốn làm việc ở công ty ứng tuyển. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng muốn ứng viên khẳng định anh ta là người có khả năng làm tốt công việc, chịu khó học hỏi, có khả năng làm việc nhóm, có nhân phẩm phù hợp với văn hóa công ty và có thể làm việc một cách chân thật, liêm chính, lạc quan và tự tin. Nhà tuyển dụng luôn trân trọng ứng viên có sự bình tĩnh khi thắc mắc về những lĩnh vực mà nhà tuyển dụng quan tâm hoặc lý do vì sao nhà tuyển dụng cảm thấy người ứng viên ấy không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Việc này sẽ giúp người ứng viên biết cách vượt qua các yêu cầu từ nhà tuyển dụng hoặc giúp họ không quá thất vọng nếu không đậu phỏng vấn. Tương tự, ứng viên sẽ có cơ hội tiếp xúc gần hơn với nhà tuyển dụng khi tự tin khẳng định lý do vì sao bản thân phù hợp với yêu cầu ứng tuyển, luôn quan tâm đến việc liệu họ có đáp ứng được hết tất cả những gì nhà tuyển dụng mong muốn hay không và có niềm tin bản thân họ là sự lựa chọn chính xác nhất cho vị trí công việc đang tuyển.

Tưởng tượng 5 năm sau bạn sẽ như thế nào?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mục tiêu nghề nghiệp và kế hoạch trong tương lai của bạn. Họ sẽ không quan tâm đến việc bạn muốn leo cao đến đâu mà muốn biết bạn có những kỹ năng và kế hoạch gì để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình.

Bạn nên: Trong khoảng thời gian 5 năm, bạn nên đề cập đến mục tiêu công việc có thể đóng góp gì cho công ty. Hãy suy nghĩ về việc bạn có thể đạt được những gì khi đảm nhiệm vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình và đóng góp vào thành tích chung của công ty". Bạn cũng có thể chia sẻ được những điều bạn muốn cải thiện hoặc nâng cao trong tương lai gần, tuy nhiên phải cẩn thận nếu đó không phải là lĩnh vực chuyên môn mà công ty cần.

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn xem tầm nhìn cũng như tự đánh giá năng lực của bạn, đừng quá khiêm tốn mà che dấu con đường của mình.

Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Đây là một câu hỏi khác biệt. Điều bạn cần chứng tỏ với họ là sẽ thật đáng tiếc nếu công ty không tuyển dụng bạn.

Bạn nên: Bạn không chỉ cần chia sẻ cách bạn đáp ứng hầu như tất cả các tiêu chí mà họ tìm kiếm mà còn bổ sung thêm 2-3 khả năng mà có thể nhà tuyển dụng thậm chí không biết rằng họ cần. Từ đó cho nhà tuyển dụng thấy bạn không chỉ là một ứng viên có thể đáp ứng nhu cầu của họ ngay hiện tại mà còn trong tương lai dài.

Bạn cũng có thể chia sẻ những điều bạn đạt được trong quá khứ. Một "bài học kinh nghiệm" có thể khiến bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, thể hiện bản thân là cần thiết nhưng đừng phô trương, không biết cách cầm chừng khiêm tốn, mải kể lể chiến công. Đây cũng là điểm trừ khá lớn đấy.

“Tại sao chúng tôi nên giao việc này cho bạn?”

Đây là câu hỏi tuy đơn giản nhưng rất khó để trả lời. Điều cần phải làm là chuẩn bị từ 3 đến 4 lý do bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng. Luôn nhớ rằng phỏng vấn là cánh cửa cơ hội để bạn phô bày khả năng bản thân nên hãy chắc chắn bạn sẽ làm thật tốt. Lời khuyên là bạn nên có sự chuẩn bị kĩ trước khi phỏng vấn bằng cách viết ra giấy những thế mạnh phù hợp của bản thân. Nếu thấy khó khăn, bạn có thể hỏi ý kiến người trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết, nhưng phải là những người có tư tưởng lạc quan. Tuyệt đối không tiếp xúc với những người có tư tưởng bi quan, đây là quy tắc vàng! Trong mỗi thế mạnh, bạn nên chọn một từ miêu tả chung nhất, ví dụ bạn là người bền bỉ, bạn làm việc nhóm tốt… Thêm vào đó là lý do vì sao bạn là người như vậy, đưa ra vài ví dụ thực tế ứng với các lý do đó. Hãy trả lời súc tích, ngắn gọn và đúng trọng tâm. Hơn hết, hãy quyết tâm, hăng hái và chân thành, bạn sẽ thành công.Thông thường các ứng viên ít có sự chuẩn bị cho câu hỏi này. Vì thế điều mà nhà tuyển dụng mong đợi là một người biết chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi có khả năng sẽ gặp, có sự nghiên cứu về công ty cũng như vị trí ứng tuyển trước khi đến tham gia phỏng vấn. Câu trả lời có sự mở đầu bằng việc nhắc đến yêu cầu về chất lượng nhân lực sẽ là câu trả lời tốt nhất, ví dụ như: “Quý công ty đang tìm kiếm một người có khả năng giao tiếp và tinh tế trong việc tiếp xúc với khách hàng. Tôi chính là người như vậy vì…” Ứng viên có thể thêm các thông tin liên quan đến công ty để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng rằng bạn có quan tâm đến họ như: “Tôi rất yêu thích câu lạc bộ bóng đá Swansea City và tôi biết quý công ty đang làm nhà tài trợ cho họ…”.

Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

Câu trả lời cho câu hỏi này có hai khía cạnh: nội dung và chất lượng.

Bạn nên:

Nội dung: nhà tuyển dụng muốn biết bạn cảm thấy có thể phù hợp với công việc và văn hóa công ty nhanh chóng hay không. Bạn cần phải hiểu được lý do tại sao những người khác thích làm việc ở đó. Đây có thể là một nơi tuyệt vời để nâng cao kỹ năng của bạn, nơi có những thách thức lớn giúp bạn hoàn thiện bản thân hoặc nó sẽ cho phép bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.

Chất lượng: Họ muốn biết rằng bạn đến đây không chỉ quan tâm đến công việc và tiền lương. Họ muốn nghe những gì bạn muốn làm và nơi tốt nhất để làm điều đó.

Hay một câu tương tự 

                  cách tra lời phỏng vấn thông minh

Bạn biết gì về chúng tôi?

Điều này thực sự là một thử nghiệm. Nếu bạn không tìm hiểu về công ty thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn không nghiêm túc khi làm việc ở đó.

Bạn nên: Việc tìm hiểu thông tin về công ty là một trong những bước bắt buộc phải làm trước khi bạn ứng tuyển vào một công việc bất kỳ. Nhà tuyển dụng muốn các ứng viên thực sự quan tâm, có những hiểu biết nhất định đến công việc và công ty chứ  không chỉ đơn giản là họ muốn có một công việc nào đó. Nếu tận dụng tốt lợi thế của bất kỳ nguồn thông tin (online và offline), bạn có thể tìm hiểu về sứ mệnh và văn hóa của công ty. Từ đó, thể hiện sự tự tin và mong muốn được làm việc cho công ty tới nhà tuyển dụng.Tìm hiểu thật kĩ về công ty, đến vị trí bạn ứng tuyển, biết đâu bạn có thể đưa ra góp ý cho công ty thì sao? Đây là một ddiefu tuyệt vời mà công ty nào cũng muốn có. Tuy nhiên nếu có góp ý cần khéo léo cũng như thẳng thắn bày tỏ quan điểm, vừa khác quan vừa đi vào lòng người.

Mọi người nhận xét về bạn như thế nào?

Việc bạn cho người phỏng vấn biết ý kiến khách quan của những người khác về mình cũng chứng tỏ bạn là người hiểu rõ bản thân mình.

Đây cũng là một cơ hội giúp bạn trở nên nổi bật nếu tận dụng tốt điều này. Mọi người đều nói chung chung rằng ban là một nhân viên chăm chỉ, giao tiếp tốt,…  Nhưng nếu chỉ nếu một cách khái quán như vậy thì bạn dễ bị chìm ngỉm trong vô vàn hồ sơ sáng giá khác.

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đo độ trung thực, khéo léo của bạn cũng như sự khiêm tốn.

Hãy sáng tạo bằng cách kể một câu chuyện giữa bạn và đồng nghiệp cùng điều họ nhận xét về bạn. Người phỏng vấn sẽ muốn biết lý do tại sao mọi người nghĩ bạn xứng đáng với những mỹ từ đó.

Vậy Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn".Nhưng với những câu phên bình không đúng bạn cũng nên thẳng thắn tự tin với chính mình.

Điểm mạnh/điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Điểm lớn nhất của bạn là một cái gì đó mà nhà tuyển dụng cần. Bạn có nhiều ưu điểm, nhưng chọn một trong những điều họ cần nhất. Hãy chia sẻ một điểm nổi bật nhất làm cho họ nghĩ rằng họ cần phải thuê bạn ngay lập tức.

Mọi người đều biết câu hỏi về "điểm yếu lớn nhất" là một cái bẫy và đều biết ứng cử viên sẽ nói một cái gì đó nhàm chán (ví dụ phổ biến: "Tôi là một người cầu toàn"). Bạn cần thừa nhận rằng bạn có những điểm yếu và không hoàn hảo. Nhưng hãy kèm theo kế hoạch để khắc phục và cải thiện điều đó.

Nhớ đừng trả lời máy móc, hãy thẳng thắn với chính mình nhưng đừng quên khéo léo. Nếu có nhận xét khuyết điểm bạn nên nói thêm bạn đang khắc phục thế nào nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tính cầu tiến của bạn rất cao mặc cho một số khuyết điểm

Khi nào bạn có thể bắt đầu?

Hãy cẩn thận với câu hỏi này vì một vài lý do. Trước hết, nó không có nghĩa là bạn "đã nhận được công việc." Bạn phải giữ cảnh giác và giữ bình tĩnh cho đến hết buổi phỏng vấn.

Nếu bạn vẫn đang làm việc ở một công ty khác, bạn nên thành thật về thời gian bạn có thể kết thúc và bàn giao công việc. Nếu bạn có thể bắt đầu ngay lập tức (và họ biết bạn hiện không làm việc), bạn chắc chắn có thể nói bạn có thể bắt đầu vào ngày mai. Cảm giác cấp bách và sự phấn khích về việc bắt đầu công việc tại công ty mới luôn luôn là một điều tốt.

Hãy bày tỏ muốn được làm việc, cũng như sự sẵn sàng của bạn về mọi mặt.

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Tôi sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”... để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty. 

“Nếu là một đồ vật, bạn sẽ xem mình là vật gì?”

Đây là câu hỏi không có câu trả lời đúng hay sai, mà chỉ để nhà tuyển dụng xem xét phản ứng nhanh nhạy cũng như sự sáng tạo của bản thân ứng viên, câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng biết được tính cách của mỗi ứng viên dựa vào đồ vật họ chọn.