Cẩm Nang Việc Làm

Các biện pháp hiệu quả giảm áp lực công việc và cuộc sống

13/03/2019 | 14:18 : Lượt xem 2331

Có thể nói, áp lực công việc là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nếu đối diện với nó sai cách, bạn đang tự chán nản với công việc cuộc sống của mình. Nếu đón nhận với một tâm thế tốt, đó không còn là áp lực. Vậy chúng ta phải học cách sống chung với lũ, học cách sống hòa bình với nó. 

Nếu không đạt được mục tiêu đề ra

Trong công việc, những chỉ số hiệu quả công việc thường xuyên tạo ra áp lực cho mỗi nhân viên, nhưng hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Chúng chính là những chỉ số giúp bạn làm việc nỗ lực và sáng tạo hơn.

Nếu như bạn đã làm việc hết sức mình nhưng vẫn không đạt được các chỉ số đề ra, hãy phân tích những lý do khách quan như: biến động thị trường, chính sách công ty, thay đổi nhân sự, đối thủ cạnh tranh… Hẳn công ty nào cũng muốn nghe những phân tích này từ bạn. Từ đó bạn có thể đề xuất những giải pháp để thay đổi tình huống, đồng thời giúp làm giảm căng thẳng.

Mệt mỏi vì khối lượng công việc nhiều, làm mãi không hết việc:

Đừng làm việc quá nhiều, hãy làm một cách thông minh nhất. Làm việc chăm chỉ không giúp bạn trở thành một nhân viên giỏi nhất. Công việc thì lúc nào cũng nhiều, chúng ta cần biết sắp xếp một cách khoa học để tránh những áp lực công việc không đáng có. Hãy biết ưu tiên việc nào làm trước, việc nào làm sau; lúc nào làm việc này, lúc nào làm việc kia; deadline của từng công việc cụ thể như thế nào; công việc nào làm xong rồi thì gạch ngang và đưa ra khỏi danh sách những công việc cần làm. Hôm nay chưa làm xong việc thì cũng phải để ngày mai làm tiếp, vì ngoài công việc ra, bạn rất cần thời gian dành cho bản thân và gia đình.

Nếu liên tục rơi vào trạng thái ngập đầu vào công việc, hãy xin nghỉ ốm một ngày. Một nghiên cứu mói đây cho thấy, rất nhiều dân văn phòng không sử dụng hết ngày nghỉ phép trong năm mà chỉ luôn vào công việc hiện tại. Tự cho mình một ngày nghỉ để suy nghĩ lại về toàn bộ công việc và cuộc sống, niềm đam m nghiệp. Sau đó, sắp xếp chúng lại một cách hợp lý. Một ngày nghỉ quý giá này có thể là một lần sạc năng lượng để tiếp tục những điều mới mẻ. 

Chán nản vì công việc mang tính lặp đi lặp lại:

Nhiều người thích công việc lặp đi lặp lại để khỏi phải động não, nhưng phụ nữ hiện đại thường thích những công việc mang yếu tố thử thách một chút. Nếu bạn cảm thấy công việc đang đi vào lối mòn và có tính nhàm chán, hãy tự mình tìm tòi phương pháp làm việc mới, hoặc chủ động xin sếp được đảm nhận thêm một vài dự án mà bạn cảm thấy thú vị. Nếu không, hãy đầu tư thời gian để học một kỹ năng nào đó. Việc tạo ra được một hoạt động mới sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng cho trí óc.

Lương thấp so với tính chất công việc và khả năng cá nhân:

Trong trường hợp này, bạn hãy lấy ra một tờ giấy, rồi liệt kê những điều bạn thích trong công việc, những cơ hội mà bạn có được, những lợi ích khác mà công việc bạn đang làm mang lại, rồi đem so sánh với một danh sách khác những điểm bạn chưa hài lòng, chi phí cơ hội nếu bạn xin việc ở nơi khác. Bạn có thể trao đổi với cấp trên về việc nâng lương cho bạn khi cần thiết. Sau cùng, nếu bạn vẫn cảm thấy bản thân bị thiệt thòi khi làm việc ở công ty hiện tại, hãy tìm kiếm cơ hội ở những nơi có khả năng đánh giá cao giá trị kiến thức, kinh nghiệm, bằng cấp và sự tận tâm của bạn.

Hãy nghĩ về những khoảnh khắc áp lực như là một thử thách (thú vị) chứ không phải là một sự đe dọa đến sự sống còn.

Hầu hết mọi người xem những tình huống áp lực là điều đáng sợ, vì thế họ thể hiện thậm chí còn tệ hại hơn lúc bình thường. “Xem áp lực là mối đe dọa sẽ làm giảm sự tự tin của bạn, tăng nỗi sợ thất bại, làm mất đi sự tập trung và phán đoán. Nó cũng làm hao mòn sức lực của bạn,” hai ông viết.

Nói một cách ngắn gọn, xem áp lực như là mối đe dọa là điều rất tệ hại. Hãy thay đổi suy nghĩ của bạn: thay vì xem nó là tình huống nguy hiểm thì hãy xem đó là một thử thách. “Khi bạn xem nó là thử thách, bạn sẽ được kích thích có được sự tập trung và năng lượng cần để nỗ lực tốt nhất. Để luyện tập, hãy tạo cho mình lối ‘suy nghĩ thử thách’ trong cuộc sống hàng ngày: đó không phải là một dự án, đó là một cơ hội,”.

                  

Trao đổi với đồng nghiệp hoặc những người thân thiết

Khi cảm thấy bị quá tải công việc, hãy dừng lại và tự hỏi xem bạn có cần trao đổi lại về thời hạn một phần việc nào đó, thiết lập những giới hạn chặt chẽ hơn, hoặc yêu cầu thêm sự trợ giúp hay không:

- Trao đổi lại về thời hạn: Nếu gặp vấn đề vì thời hạn hoàn thành một phần việc nào đó quá gấp gáp, hãy báo lại với đồng nghiệp về thời hạn hợp lý hơn hoặc cùng thỏa thuận lại với nhau. Và hãy giữ uy tín bằng cách thực hiện đúng những điều mình nói.

- Đặt ra những giới hạn chặt chẽ hơn: Những giới hạn của chúng ta cần phải khác nhau trong giai đoạn công việc căng thẳng. Hãy để những người khác (cả những người liên quan đến công việc hoặc cuộc sống cá nhân) biết khi nào bạn có thể nói “Có” và khi nào bạn phải nói “Không”, để họ ý thức rõ hơn về những giới hạn của bạn.

- Yêu cầu sự hỗ trợ: Nhiều người trong chúng ta tự hào rằng mình có khả năng tự lập cao, không cần làm phiền người khác. Đây là phẩm chất tuyệt vời, nhưng vẫn có những lúc chúng ta cần sự giúp đỡ. Đối với các công việc ở nhà, hãy nhờ sự giúp đỡ của người nhà, đồng thời san sẻ gánh nặng công việc bớt cho đồng nghiệp bằng cách ủy thác hoặc làm việc cùng nhau, chứ không tự mình làm hết mọi thứ.

Khoa học đã chứng minh rằng nói cho ai đó biết về áp lực giúp bạn giảm được lo âu và stress. Ngoài ra nó còn mang lại cho bạn một lợi ích khác: việc chia sẻ các cảm giác cho phép bạn ‘kiểm tra chúng, thử thách tính thực tế của chúng và nhìn tình huống mang tính áp lực theo một cách thực tế.’ Cũng có thể người được bạn chia sẻ sẽ cho bạn một vài phản hồi, điều mà bạn không bao giờ có được nếu chỉ ‘đơn thân độc mã’mà chịu đựng.

Hãy nhớ điều này: có thể bạn không phải là người duy nhất đang bị áp lực. Nếu bạn đang bị áp lực về một dự án nào đó thì rất có thể rằng nói ra điều đó sẽ giúp cho mọi người ít cảm thấy bị đơn độc hơn.

Bạn có biết ở Nhật, ứng viên sẽ phải trải qua một vòng phỏng vấn rất đặc biệt trước khi vào làm việc tại công ty, đó chính là “phỏng vấn đồng nghiệp”. Ở vòng phỏng vấn này, các đồng nghiệp tương lai của bạn sẽ trò chuyện, đặt ra những câu hỏi để hai bên hiểu rõ hơn về tính tình, phong cách làm việc của nhau. Có thể thấy, không ở quốc gia nào người ta lại coi trọng tinh thần đồng đội, giá trị tập thể như Nhật Bản. Họ sẵn sàng hỗ trợ nhau để đạt được kết quả tốt nhất cho cả đội. Vậy nên đừng ngần ngại chia sẻ với đồng nghiệp của mình khi bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong công việc. Nên nhớ “chia sẻ” chứ không “than vãn”. Đừng để thái độ mệt mỏi, gương mặt nặng nề của bạn kéo xuống tinh thần làm việc của đồng nghiệp. Thay vào đó hãy nghiêm túc chia sẻ và tìm kiếm lời khuyên từ những người đi trước để biết cách vượt qua những khó khăn này.

 Lên kế hoạch làm việc khoa học

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao người Nhật có thể xử lý được khối lượng lớn công việc một cách rất gọn ghẽ mỗi ngày trong khi đó mình quay ngược chạy xuôi nhưng công việc vẫn bề bộn. Họ có bí quyết gì đặc biệt chăng? Thật ra chẳng có gì lớn lao ở đây cả, bí quyết của họ chỉ đơn giản là “làm việc theo kế hoạch”. Nếu đã làm việc ở Nhật chắc bạn cũng hiểu, cường độ và áp lực công việc ở đây rất lớn, nếu bạn không có một kế hoạch quản lý công việc và thời gian rõ ràng, hợp lý thì sẽ rất khó để đảm bảo được tiến độ cũng như chất lượng công việc của mình. Thời gian tốt nhất để lập kế hoạch cho một tuần làm việc mới là ngày cuối tuần. Đồng thời bạn cũng nên kiểm tra lại list nhiệm vụ mỗi ngày để có thể sắp xếp và xử lý mọi việc tốt nhất.

          

Tìm ra niềm đam mê của bạn.

Bạn có thích nấu ăn không? Có thể bạn sẽ tìm thấy một công việc kinh doanh ăn uống. Bạn thích chơi guitar chứ? Bạn có thể dạy guitar hoặc tham gia vào một ban nhạc. Bạn có thích đọc sách không? Bạn có thể mở một website và truyền cảm hứng cho người khác. Nhiều người nghĩ rằng những đam mê của họ tách biệt với công việc và cuộc sống nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Một ngày nào đó, khi bạn tìm thấy niềm đam mê của mình, bạn có thể tìm ra cách để kiếm tiền từ chính niềm đam mê ấy. Chỉ cần có lòng quyết tâm và chút sáng tạo. Bạn cũng có thể tìm đam mê trong chính công việc của mình. Hãy tìm những lý do tích cực, những điều tốt đẹp mà công việc mang tới cho bạn, cho mọi người xung quanh. 

Tưởng tượng những điều tốt đẹp.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâu trong tiềm thức con người không thể phân biệt sự khác nhau giữa tưởng tượng và thực tế. Vì vậy nếu bạn nhắm mắt lại và tưởng tượng rằng bạn đang hạnh phúc và hài lòng với nghề nghiệp hiện tại, tiềm thức sẽ nghĩ nó là một cảm giác thật sự, và nó sẽ hiện ra rõ nét hơn. Thật hạnh phúc biết bao khi mỗi sáng thức dậy bạn không phải chờ đợi để đi làm. Hãy để những cảm xúc tích cực như thế song hành cùng với bạn, trong ngập tràn vui vẻ và yêu đời sẽ khiến bạn thực sự sống có ý nghĩa. Đó cũng là phép thôi miên cảm xúc, đẩy lùi những cảm xúc suy nghĩ tích cực. 

Chăm sóc bản thân thật tốt

Cuộc sống bộn bề mỗi ngày khiến chúng ta dường như lãng quên đi một thứ rất quan trọng, đó là sức khỏe. Tăng ca, thiếu ngủ, ăn không đúng bữa,… không còn là điều xa lạ đối với dân văn phòng, đặc biệt là những ai đang làm việc tại các môi trường có cường độ công việc cao như công ty Nhật Bản. Vậy nên để đảm bảo mình luôn có đủ năng lượng làm việc mỗi ngày, hãy tạo cho mình thói quen chăm sóc sức khỏe thật tốt. Ăn uống theo một chế độ hợp lý, cung cấp đủ nước cho cơ thể và luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Đi bộ, yoga hay thiền là những gợi ý tuyệt vời mà bạn nên thử. Chỉ sau một thời gian ngắn thôi bạn sẽ thấy sức khỏe của mình thay đổi tích cực hơn rất nhiều.

Đừng từ bỏ hi vọng.

Bạn nên nhớ rằng, ông trời chẳng tuyệt đường ai bao giờ. Có rất nhiều người thành công trong công việc, có những người khác thì lại không. Người ta cũng phải phấn đấu rất nhiều năm trong cuộc đời để đến được cái đích vinh quang. Đó là thành tựu trong nghề nghiệp. Nếu bạn gặp khó khăn và từ bỏ thì chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ đến được đó đâu. Vì vậy hãy quyết tâm thay đổi nếu biết chắc sớm muộn gì điều đó cũng sảy ra. Tôi biết bạn có động lực. Lời khuyên của tôi dành cho bạn chỉ muốn bạn không còn phải tiếp tục chịu đựng những áp lực khủng khiếp từ công việc hiện tại. Còn hành động và quyết định là hoàn toàn ở bạn. Hãy đối diện với những vấn đề và tiếp tục cuộc đua, hài lòng và tin tưởng với những gì bạn đã làm.

Cải thiện kỹ năng xử lý công việc

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người gặp áp lực trong công việc đó chính là thiếu kỹ năng giải quyết công việc. Mặc dù đây là một kỹ năng rất cần thiết khi đi làm nhưng nhiều người thường bỏ qua không quan tâm tới. Hậu quả là vào những thời điểm khối lượng công việc nhiều hoặc có vấn đề nào đó xảy ra thì họ trở nên lúng túng và phải tốn khá nhiều thời gian để tìm cách giải quyết. Vậy nên cải thiện kĩ năng làm việc ngay từ bây giờ là điều mà bất cứ ai cũng nên thực hiện. Trong môi trường làm việc tại các công ty Nhật Bản, một nhân viên có kỹ năng xử lý công việc tốt sẽ được cấp trên đánh giá rất cao và trọng dụng trong các dự án mới của công ty.

Hãy sống chậm lại, suy nghĩ nhiều hơn. 

Khi bị áp lực, bạn thường có khuynh hướng đẩy nhanh suy nghĩ của mình. Đừng làm thế vì điều đó sẽ khiến cho bạn hành động trước khi thật sự đã sẵn sàng và có thể khiến bạn đi đến những kết luận vội vàng. Vậy giải pháp là gì? Hãy chậm lại. Hãy dành cho mình một giây để hít thở và hình dung ra kế hoạch. Điều đó sẽ giúp bạn suy nghĩ linh động hơn, sáng tạo hơn và tập trung hơn, và dĩ nhiên công việc của bạn sẽ tốt hơn.