Cẩm Nang Việc Làm

Bí quyết để ghi nhớ tốt nhứng thứ xung quanh

27/11/2018 | 09:18 : Lượt xem 1247


Điều khiến người học chán nản không hẳn vì độ khó của kiến thức mà chính ở sự quên đi nhanh chóng sau đó. Trong cuốn sách Stick: The Science of Successful Learning (Ghi nhớ: Khoa học về Cách học tập Thành công ), nhà nghiên cứu tâm lý Henry Roediger và Mark McDaniel của Đại học Washington đã chỉ ra cách để ghi nhớ những thứ bạn từng học.


1: Bắt bản thân gợi nhớ
Phần kém vui nhất trong việc học là ghi nhớ vốn không dễ. Tác giả cuốn sách chỉ ra rằng chỉ khi học những thứ khó, bạn mới học hiệu quả nhất. Điều này cũng tương tự như khi bạn phải nâng một vật đạt đến cân nặng tối đa bạn có thể nhấc được, sức mạnh của cơ thể mới được phát huy đến đỉnh điểm.
Dù không dễ nhưng bạn có thể tận dụng đặc điểm này của khả năng con người vào việc ghi nhớ thông qua hoạt động bắt bản thân tự nhớ lại những thứ được học. Bạn có thể sử dụng thẻ ghi nhớ flashcard gồm hai mặt - một mặt là thông tin về phiên âm, từ loại, định nghĩa bằng tiếng Anh, mặt còn lại là ví dụ, giải thích tiếng Việt. Những thông tin gợi ý, câu hỏi ở mặt trước sẽ khiến bạn phải cố gắng ghi nhớ lại những thông tin còn lại của từ vựng.

 

Ảnh: Nguồn internet

Xem thêm: Việc làm tại khu công nghiệp Hải Dương

Việc làm kế toán tại Hải Dương


2: Đừng bị lừa bởi sự lưu loát ban đầu
Khi học thứ gì mới và cảm thấy dễ dàng, bạn cảm giác sẽ thông thạo, có thể nhớ luôn ngay từ lần đầu tiên. Thực ra đây có thể là sự đánh lừa.
Chẳng hạn như khi bạn đến sân bay và cố gắng tìm xem cổng vào chuyến bay đến Chicago được đánh số bao nhiêu. Bạn nhìn vào màn hình thông báo và biết được số cổng là B44. Bạn tự nói với bản thân mình "Ồ, B44 ư, dễ quá". Sau đó, bạn ngồi chơi điện thoại một lúc và sẽ nhanh chóng quên đi số hiệu vừa đọc.
Thay vào đó, bạn nên đọc số cổng, quay đi khỏi màn hình rồi tự hỏi lại bản thân một lần nữa "Số cổng là bao nhiêu ?". Nếu bạn bắt bản thân mình hồi tưởng lại một lần nữa là con số B44, bạn có thể yên tâm bước đi và sẽ không quên số hiệu này.


3: Liên hết kiến thức mới và cũ với nhau
Tác giả Make It Stick nhấn mạnh: "Bạn càng cố gắng giải thích những thứ mới học bằng kiến thức mình đã biết, chúng sẽ càng gắn chặt hơn vào vốn kiến thức cũ và giúp bạn nhớ lâu hơn về sau". Hãy tưởng tượng mình đang dệt những sợi kiến thức mới vào một mạng lưới kiến thức chắc chắn có từ trước bằng một sự trau chuốt tỉ mỉ.
Một kỹ năng hiệu quả khác là tạo ra những ví dụ, liên tưởng với cuộc sống. Nếu bạn vừa học về quá trình truyền nhiệt, bạn có thể liên tưởng tới cảm giác ấm nóng của cốc cà phê lan sang bàn tay mình vào những ngày đông lạnh giá.


4: Suy xét
Việc nhìn nhận lại luôn hiệu quả. Nghiên cứu của Đại học Havard cho thấy, những người dành 15 phút cuối mỗi ngày để đánh giá lại công việc có hiệu quả làm việc cao hơn 22,8% so với những người khác. "Khi một người có cơ hội để xem xét, họ được tăng khả năng tự hoàn thiện bản thân mình", Giáo sư trường Kinh doanh Havard Francesca Gino cho biết. Ông bổ sung: "Họ sẽ cảm thấy tự tin hơn về việc làm được nhiều thứ. Vì thế, họ nỗ lực hơn trong việc làm, học điều gì"

 

5: Sinh hoạt điều độ, đúng cách

- Có lối sống khoa học

Những thay đổi mang tính khoa học trong thời gian biểu, thời khóa biểu cũng như thói quen sinh hoạt và học tập sẽ tăng cường khả năng ghi nhớ của bộ não.

-  Ngủ đúng giờ và đủ giấc

Điều này được xem là sẽ giúp cho bộ não hoạt động tốt hơn, tăng cường sự tập trung và ghi nhớ. Cụ thể, một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng những sinh viên ngủ muộn nhất là 22 giờ sẽ có điểm số cao hơn những người ngủ trễ hơn từ khoảng nửa đêm trở đi.

- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Việc kết hợp giữa việc tập luyện thể dục thể thao và học tập sẽ tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho việc ghi nhớ nhờ vào sức khỏe tốt.

Bên cạnh đó, hãy bổ sung các dưỡng chất bổ não rất thiết yếu, đó là DHA từ Omega 3 (hiện có rất nhiều loại Omega 3, hãy chọn loại chứa DHA nguyên chất, hàm lượng cao, khoảng 150mg/viên x uống 2 viên mỗi ngày) và Gikgo Biloba, cao Bluberry, tiền vitamin B1 (Fursultiamine) có trong viên uống dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để tạo sự khác biệt về khả năng ghi nhớ so với những người khác.

Ngoài những bí kíp này, việc giữ cho đầu óc luôn thư giãn và tránh tình trạng quá tải gây áp lực, căng thẳng cũng chính là yếu tố quan trọng để hoàn thành kì thi một cách tốt nhất các bạn nhé!