Cẩm Nang Việc Làm

Vượt qua thất bại- Thất bại để lớn lên

04/05/2018 | 17:47 : Lượt xem 1151

Ai từng khôn mà chưa một lần dại, ai thành công mà chưa chịu thất bại đôi lần. Thất bại không thế thiếu trong quá trình đến với thành công, thâm chí, nếu không có khoảng thời gian thất bại mà đến với thành công, chúng ta chưa cảm nhận rõ giá trị của thành công. Tuy nhiên, vượt qua thất bại là một lần trưởng thành, nhưng đối mặt với thất bại cần phải chuẩn bị tâm thế hiên ngang. 

Vượt qua thất bại là tìm kiếm khởi đầu mới ở chính mình. Trước tiên, bạn phải vượt qua cảm giác thất bại. Thất bại trong dự án, trong mối quan hệ hay mục tiêu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, nhưng nếu bạn thừa nhận sự thất vọng và chấp nhận sai lầm thì bạn có thể bước tiếp. Lạc quan về thực tế sẽ giúp bạn hình thành kế hoạch mới mà quên đi thất bại. Luôn nhớ rằng, mục tiêu dài hạn là sự phục hồi: khả năng thích nghi và tồn tại. Mỗi lần thất bại là một cơ hội để trở nên mạnh mẽ và khôn ngoan hơn. 

Thái độ của bản thân trước thất bại

1. Trách nhiêm thuộc về mình

Trước thất bại của chính mình, bạn nên nhớ trách nhiệm của sự thất bại là của chính mình. 

Để thành công trong công việc cũng như cuộc sống hàng này, bạn phải chấp nhận sự thất bại và chịu trách nhiệm về điều đó. Đổ lỗi cho mọi người không giải quyết được vấn đề gốc rễ, và chẳng tốt đẹp gì khi chỉ biết nói xấu người khác. Thất bại là động lực để chúng ta sửa chữa sai lầm, đừng vòng vo đổ lỗi cho hoàn cảnh, điều kiện, những lí do khách quan khác.

Bạn hãy nhớ rằng, đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kì ai về sự thất bại của mình. Vì bạn sẽ không học hỏi được gì từ những sai lầm đó. Việc đổ lỗi trách nhiệm này càng kéo dài thì bạn càng tốn nhiều thời gian để tiếp tục công việc và sửa chữa lỗi lầm của mình. Không có lời bào chữa, ngụy biện trên con đường đến thành công đâu. Phải biết chấp nhận thất bại để đi lên từ nó, xem nó là một bài học quý cho bản thân. 

Hãy có trách nhiệm với công việc mà bạn đang làm, đừng biện minh cho xã hội, nghèo khó hay bất kỳ ai vì xã hội cũng có nhiều người như bạn, hoàn cảnh không tốt như bạn nhưng họ vẫn vươn lên và thành công trên chính con đường, công việc mà họ chọn. Những người thành công là những người biết vượt lên trên hoàn cảnh, khó khăn. Thời gian mà họ tìm cách để đổ lỗi cho ai đó họ sẽ tìm cách giải quyết, sửa chữa những rắc rối mà họ gặp phải.

Một khi bạn chấp nhận mình sai, bạn mới có chí khắc phục, thay đổi và học hỏi từ thất bại. Thất bại như tiếng chuông cảnh tỉnh bạn, chắc nhwor cho bạn những sai lầm để khong mắc phải lần hai. 

Trách nhiệm của bản thân không chỉ thể hiện qua nhận rồi mà còn là nhìn nhận vấn đề, là thay đổi để thành công và biết đứng lên từ thát bại.

 Viết và phản ánh lại những gì đã xảy ra, nguyên nhân và kết quả cả chúng. Chỉ ghi lại sự thật, không đổ lỗi, phán xét hay biện minh. Bạn có thể viết nhật ký hoặc một lá thư cho chính mình.

  • Nếu viết không phải là cách thể hiện phù hợp thì bạn có thể tìm ai đó để tâm sự. Một người bạn đáng tin cậy hoặc một thành viên trong gia đình, hoặc một nhà tư vấn có thể giúp bạn vượt qua sự phủ nhận.
  • Cố gắng lấy ý kiến của những người có liên quan - nhưng không liên quan về mặt tình cảm trong sự việc vừa xảy ra. Ví dụ, một người bạn sớm nhận ra dấu hiệu rạn nứt trong mối quan hệ của bạn.
  • Nếu bạn không thể vượt qua sự phủ nhận – ví dụ, bạn từ chối thảo luận hay tìm hiểu chuyện đã xảy ra, hoặc không muốn xem xét tới những điều mà lẽ ra bạn đã có thể cải thiện, hoặc phớt lờ hậu quả – hãy tìm hiểu xem điều gì đang ngăn cản bạn. Bạn sợ điều gì sẽ xảy ra nếu tìm hiểu về thất bại này? Có thể bạn cảm thấy mình là một người cha/mẹ tồi vì con bạn đang lạm dụng chất gây nghiện, và thay vì đối mặt với vấn đề này thì bạn lại phủ nhận và cho con tiền để mua "quần áo", dù bạn biết rằng con sẽ dùng tiền để mua thuốc.
  • Nhận biết những nỗi sợ bất hợp lý hoặc quá mức. Bạn lo lắng sự thất bại sẽ khiến trí tuệ và khả năng của mình bị nghi ngờ? Bạn tưởng tượng mình là người duy nhất trải qua điều này và bạn đang bị đánh giá? Bạn lo rằng mọi người sẽ thất vọng và không còn yêu mến bạn nếu bạn không thành công?
  • Đánh giá kết quả của việc hành động hoặc không hành động. Bạn sẽ đạt được gì với hành động? Điều gì sẽ trở nên tệ hơn nếu bạn không hành động? Bạn cảm thấy mối quan hệ thất bại, và để tránh phải chịu đựng nỗi đau chia tay, bạn từ chối hẹn hò hoặc xem lại những sai lầm trong mối quan hệ đó. Nếu bạn không hành động, bạn sẽ tránh được sự từ chối hoặc cảm giác đau đớn khi chia tay. Nhưng bạn cũng bỏ lỡ niềm vui và sự ấm áp của việc hẹn hò, và có thể bạn sẽ bỏ lỡ một mối quan hệ rất tuyệt vời.

2. Cảm nhận và suy nghĩ thấu đáo nỗi thất vọng

Cảm nhận cảm xúc. Khi bạn cảm thấy thất bại, bạn sẽ phải vượt qua sự tự buộc tội, thất vọng và tuyệt vọng. Kìm nén cảm nhận đau khổ có thể có hại tới sức khỏe, mối quan hệ và thành công trong tương lai. Chú ý đến từng cảm xúc. Dành thời gian đặt tên cho chúng, dù đó là tức giận, buồn chán, sợ hãi hay xấu hổ. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua chúng mà không làm ảnh hưởng đến bản thân hay người khác.

  • Dành thời gian để xử lý cảm xúc. Nếu bạn cố gắng khắc phục hoặc bỏ qua nỗi thất vọng trước khi hiểu được cảm giác thật sự, bạn có thể sẽ hành động nóng vội.
  • Kìm nén cảm giác đau đớn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như đau mãn tính, thiếu ngủ, và thậm chí là đau tim.

3. Tập sắp xếp lại mọi thứ theo cách tích cực. 

Sắp xếp tích cực chính là tìm ra sự lạc quan trong bất cứ tình huống nào, thậm chí là thất bại. Quan sát tình huống bạn cảm thấy thất bại và xem các cách khác nhau để mô tả nó. "Thất bại" là thuật ngữ chủ quan. Thay vì nói "Tôi thất bại khi tìm việc", bạn có thể nói "Tôi chưa tìm được việc" hoặc "Thời gian tìm việc lâu hơn tôi nghĩ". Đừng cố gắng biện minh cho sai lầm, hãy khẳng định nó mà không phán xét, tìm kiếm điều tốt nhất.

  • Một cách khác để sắp xếp lại tình huống là tìm hiểu lý do bạn không thành công, rồi dùng thông tin đó trong lần tiếp theo. Cách duy nhất để tìm ra cách hiệu quả chính là tìm ra cách không hiệu quả.
  • Thất bại cho bạn cơ hội học hỏi cho tới khi bạn làm đúng.
  • Các vận động viên, nhà khoa học hay người thành đạt đều phải thử rồi thất bại biết bao nhiêu lần, nhưng họ kiên trì cho đến khi đạt được mục tiêu. Michael Jordan đã bị loại khỏi đội bóng rổ khi học trung học, nhưng ông đã tập luyện chăm chỉ và trở thành một trong những vận động viên xuất sắc nhất mọi thời đại.
  • Thử dùng khiếu hài hước để khích lệ bản thân khi thất vọng: "Tốt thôi, tôi chưa tìm được việc, nhưng giờ tôi viết đơn xin việc siêu lắm". Nhìn thấy sự hài hước trong tình huống đó sẽ giúp bạn lùi lại một bước và quan sát mọi thứ.
  • Hài hước là chìa khóa của sự phục hồi: mỉm cười với bản thân giúp bạn vượt qua thử thách lớn nhất

4. Đừng tập trung quá nhiều vào điều tiêu cực

Cuộc sống luôn có những tình huống tiêu cực mà bạn không thể kiểm soát. Nhưng chính những rắc rối, tiêu cực giúp bạn biết rằng, không có con đường nào dẫn đến thành công mà không có chông gai. Dù bạn đang thành công hay thất bại thì đừng quá tập trung về những điều tiêu cực. Hãy lạc quan, luôn hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chính cách nhìn tích cực sẽ giúp bạn gia tăng nhiều cơ hội thành công cho bản thân. Để cảm xúc tiêu cực trong tâm trí sẽ làm nhụt ý chí chiến đấu, làm mệt mỏi trong suy nghĩ và thể chất của bạn.

Bạn nên bỏ từ “sợ”, “e ngại” trong từ điển của bạn. Đừng e ngại hay sợ sệt bất cứ điều gì, hãy làm theo những gì bạn cho là đúng dù nó dẫn đến thất bại hay thành công thì ít nhất bạn nhận thức được khả năng của mình, có được những bài học của riêng bản thân từ đó cải thiện chúng và phát triển hơn nữa.

Hãy biết cách yêu quý bản thân, đừng vì những cảm xúc hay những khó khăn nhất thời mà lúc nào cũng đổ lỗi cho chính mình. Bạn cần học cách yêu chính bản thân mình, tìm cách đối phó với những suy nghĩ tiêu cực, tình huống khó khăn. Đừng che giấu cảm xúc trong lòng, hãy giải toả khi cần thiết để có được tinh thần tràn đầy sức sống và luôn hướng đến những điều tốt đẹp, giàu năng lượng để thành công.

5. Hãy thấy những điều tốt đẹp đằng sau thất  bại

Thât bại sẽ cho bạn nhiều hơn là thành công, đó là những bài học quý giá, những kinh nghiệm thực tế, những chỉ dẫn giúp bạn đi đúng hướng hơn… Hay bạn có thể tìm  thấy những đồng nghiệp tốt, luôn ở bên, chia sẻ và giúp đỡ bạn khi khó khăn. Thái độ tích cực, luôn tiến về phía trước này sẽ khiến bạn nhanh chóng phục hồi sau thất bại.

                

Hành động 

1. Tìm ra nguyên nhân của sự thất bại. 

Chuyện gì đã xảy ra khiến mọi thứ đi chệch hướng? Bạn có ngăn chặn được điều đó không? Hãy suy nghĩ về những giải pháp mà lẽ ra bạn có thể thực hiện. Mong đợi của bạn có thực thế không? Thử thảo luận mong muốn với người yêu hoặc bạn cùng nhóm để tính toán độ thực tế.

Nếu bạn thất bại trong việc thăng tiến, hãy yêu cầu một cuộc họp với người giám sát để thảo luận về vấn đề này. Đợi tới khi bạn đã vượt qua quá khứ và những cảm xúc thất vọng. Suy nghĩ về lý do thất bại và tìm kiếm sự tiến bộ trong tương lai.

Nếu thất bại trong việc tìm công việc mình thích, thử đọc hồ sơ trực tuyến của những người có được công việc đó. Họ có nền tảng học vấn khác bạn? Nhiều năm kinh nghiệm? Họ gia nhập lực lượng lao động tại thời điểm khác?

Nếu thất bại trong tình yêu, hãy hỏi bản thân xem bạn có đặt áp lực hay kỳ vọng quá mức vào đối phương hay không. Bạn có hiểu cảm giác của họ? Bạn có ủng hộ dự án và mối quan hệ bạn bè của họ?

2. Đặt mục tiêu thực tế. 

Sau khi tìm được nguyên nhân thất bại trong quá khứ, bạn hãy tiếp tục đặt ra mục tiêu thực tế hơn cho tương lai. Bạn muốn điều gì tiếp theo? Bạn hành động thế nào để thành công? Cùng người bạn tin tưởng đánh giá mức độ thực tế của mục tiêu mới.

Ví dụ, bạn mới chạy được nửa đường và hy vọng mình sẽ chạy được 1km trong 5 phút thì có lẽ bạn đã quá tham vọng. Thử đặt mục tiêu chạy nhanh hơn trong cuộc đua tiếp theo. Nếu lần trước bạn chạy 1km trong 10 phút thì lần này cố gắng chạy trong 8 phút. Hãy luyện tập đều đặn.

Nếu mục tiêu trước đó của bạn là xuất bản tiểu thuyết vào cuối năm thì lần này, hãy tạo mục tiêu dễ đạt được hơn. Mục tiêu mới có thể là nhận được phản hồi về bản thảo. Đăng ký tham gia hội thảo biên tập tiểu thuyết hoặc thuê một biên tập viên tự do/người hướng dẫn viết.

3. Luyện tập tương phản tâm lý.

Cân bằng giữa suy nghĩ lạc quan và lập kế hoạch thực tế bằng cách luyện tập tương phản tinh thần. Đầu tiên, hình dung ra mục tiêu mong muốn được thực hiện một cách suôn sẻ. Để bản thân hình dung ra thành công tổng thể trong vài phút. Tiếp đó, tưởng tượng những trở ngại bạn có thể gặp phải.Hình dung trở ngại trên đường đạt được mục tiêu có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và nhiều khả năng giải quyết vấn đề hơn. Nếu mục tiêu không hợp lý, bài tập này cho phép từ bỏ ý định đó và tập trung vào mục tiêu hợp lý hơn.

Nhận thức được trở ngại giữa bạn và mục tiêu không phải là suy nghĩ tiêu cực và thiếu lành mạnh. Bài tập tương phản tinh thần sẽ giúp bạn học cách không bám víu vào những mục tiêu khó khăn hay bất khả thi.

4. Thay đổi cách tiếp cận.

 Đưa ra ý tưởng và chọn cái chắc chắn nhất. Sử dụng tương phản tinh thần để thử nghiệm giải pháp trong đầu. Tự hỏi xem bạn có đủ nguồn lực để thực hiện kế hoạch mới? Sẽ nảy sinh vấn đề gì mới? Bạn giải quyết như thế nào? Bạn phải sắp xếp thế nào trước khi bắt đầu?

Tránh lập lại cùng một lỗi. Cách tiếp cận mới không nên đi kèm những chiến lược có thể là nguyên nhân gây ra sự thất bại lần trước.

Lập kế hoạch B. Ngay cả phương pháp tiếp cận tốt nhất cũng có thể thất bại vì những sự việc không lường trước được. Hãy chắc chắn rằng bạn nhập cuộc với kế hoạch dự phòng vững chắc.

5. Hãy hỏi những câu hỏi đúng đắn

Trong khi họ tập trung vào các giải pháp, bạn cần hỏi ý kiến,, xin lời khuyên từ sếp và các đồng nghiệp thân cận để giúp bạn nhận ra mình đã phạm sai lầm ở đâu và nên làm gì để tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Hãy hỏi những câu như "Điều gì đã làm chúng tôi làm sai?" "Điều gì sẽ chúng tôi làm tốt hơn?" "Liệu sự thay đổi này có khả quan?" "Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện doanh số bán hàng?"

Các câu hỏi đúng đắn, đúng trọng tâm sẽ luôn luôn dẫn đến những cách thức tốt hơn hoàn thành công việc và dẫn bạn đến kết quả mà bạn mong muốn. Bởi khi đó bạn sẽ có phương hướng cho công việc của mình

6.Hình thành các thói quen 

- Lắng nghe

Bạn biết đấy, khi thất bại, bạn sẽ nghe được hai luồng ý kiến và bạn cần phải lựa chọn cách lắng nghe một cách đúng đắn. Một chiều là những lời khuyên, kinh nghiệm, những lời động viên, chia sẻ; hai là khinh thường, chê bai…  Hãy coi những điều này là động lực, là sức mạnh để bạn đứng lên sau thất bại.

- Thích nghi

Thích ứng là chìa khóa để sống còn. Khi bạn khó khăn, mọi thứ sẽ thay đổi: môi trường làm việc, thái độ của sếp, đồng nghiệp, những trở ngại về tài chính… Điều bạn cần làm là nhanh chóng thích nghi với thực tế. Khi bạn học cách thích nghi, bạn sẽ sớm tập trung vào những việc cần thiết để có được kết quả tốt hơn trong tương lai.

- Thức dậy sớm

Việc thức dậy sớm sẽ giúp bạn có thêm thời gian để giải quyết các vấn đề trong ngày. Thức dậy sớm cho thấy bạn sẵn sàng để bắt đầu công việc kịp thời và nỗ lực để đạt được mục tiêu của bạn. Những người thành công luôn tràn đầy đam mê, và nhiệt tình trong công việc và sự nghiệp. Thức dậy sớm chỉ đơn giản là một thói quen để chứng minh điều này.

- Biết khi nào cần ra đi

Thất bại trong việc này không có nghĩa là bạn luôn gặp trắc trở trong công việc khác. Nếu bạn thấy không có khả năng và tinh thần để làm việc, đã đến lúc để thay đổi. Hãy bắt đầu tại một môi trường mới, công việc mới hay ngành nghề mới. Biết đâu điều này lại là một yếu tố quan trọng giúp bạn phát triển và thành công.

- Giữ lại giá trị của bản thân

Dù bạn có cảm thấy thế nào mỗi khi vấp ngã đi chăng nữa thì cũng đừng đánh mất giá trị của mình.  Đừng thỏa hiệp các tiêu chuẩn của mình chỉ đơn giản là để làm hài lòng đám đông. Thay vào đó hãy tuân thủ các các giá trị và nguyên tắc của bản thân bởi đây chính là một la bàn hướng dẫn giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.