Cẩm Nang Việc Làm

Trả lời câu hỏi của Nhà tuyển dụng: Sở trường của bạn là gì?

08/04/2019 | 11:54 : Lượt xem 1201

Tại sao nhà tuyển dụng  lại quan tâm đến sở trường sở đoạn của bạn

Ngoài năng lực  và các kỹ năng cần có trong công việc, các nhà tuyển dụng còn muốn hiểu thêm về tính cách của ứng viên để xem liệu họ có phù hợp với công việc này hay không, cũng như muốn nắm được điểm mạnh và điểm yếu của bạn để biết được những điểm đó có đem lại thuận lợi hay bất lợi gì cho công việc bạn đang ứng tuyển hay không. Tính cách vốn là một yếu tố quan trọng bên cạnh năng lực và kỹ năng, vì nó quyết định đến hiệu suất làm việc cũng như khả năng hòa nhập với môi trường mới. Do đó, các nhà tuyển dụng rất hay đặt câu hỏi này trong quá trình phỏng vấn của họ.
“ Em hãy nêu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ?”

Từ câu hỏi trên nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn suy nghĩ như thế nào về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bạn tự tin? Bạn tự tin? Hay bạn đang cố thể hiện thái quá về bản thân thì Nhà tuyển dụng có thể biết ngay.

Sở trường

Sau đây là một số sở trường của bạn “đánh gục” Nhà tuyển dụng
Đầu tiên bạn cần biết yêu cầu tuyển dụng là gì, dựa vào đấy bạn là cơ sở để trình bày sở trường của mình.
Ví dụ: yêu cầu của Công ty: Bạn phải là người năng động, nhiệt tình và chịu được áp lực công việc cao. Từ đấy bạn có thể trả lời “Tôi là một người không bao giờ bỏ cuộc trong mọi hoàn cảnh”, “Tôi rất năng động và có thể dễ dàng bắt chuyện với mọi người, hòa nhập rất nhanh vào môi trường mới” thì nếu có thể, bạn hãy nêu thêm những ví dụ chi tiết nhằm cụ thể hóa những điều bạn vừa nói, để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hình dung hơn về những đặc điểm nổi trội của bạn nhé. Ví dụ: “Ở công việc trước, tôi luôn hoàn thành công việc đúng hạn”, “Trong những cuộc họp, tôi luôn tích cực đề ra ý kiến đóng góp”

Sở đoạn

Sở trường thì dễ rồi, còn sở đoản thì phải trả lời như thế nào cho đúng đây?

Dường như sở đoản là câu hỏi thường khiến ứng viên cảm thấy bối rối nhất khi đi phỏng vấn. Điểm yếu vốn là yếu tố quyết định sự phù hợp hay không hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nếu không biết cách trả lời sao cho khéo léo, thì có thể nó sẽ là bức tường ngăn cách bạn đến với công việc mong muốn. Đừng nhấn mạnh điểm yếu của bạn như khi làm với điểm mạnh. Hãy trả lời một cách khôn ngoan, chẳng hạn như nói về một điểm trong tính cách mà bạn quá quan tâm về nó và coi đó là điểm yếu của mình, hoặc là chọn ra một điểm yếu và đưa ra ngay biện pháp giải quyết điểm yếu đó.

Ví dụ như: “Em là một con người cầu toàn, vì em luôn muốn mọi thứ hoàn hảo nhất có thể nên đôi khi em sẽ tốn nhiều thời gian hơn người khác khi làm việc”. Hoặc là: “Em là một người rất hay lo lắng lung tung, đôi khi lo lắng quá mức cần thiết nên em luôn chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo trước khi bắt đầu một việc gì đó quan trọng”. Đừng bao giờ trả lời thẳng thừng về điểm yếu của bạn, sẽ khiến nhà tuyển dụng hoang mang trong việc đánh giá bạn đấy.