Tin tức

Nên tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay khấu trừ?

20/08/2018 | 09:43 : Lượt xem 931

Hiện nay có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) chủ yếu: Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và theo phương pháp khấu trừ. Nhưng, làm thế nào để doanh nghiệp biết mình phải tính thuế theo phương pháp nào, tính như thế nào cho đúng, hợp lý? Trong bài viết này, JOBPRO  xin cung cấp một số thông tin về hai phương pháp tính thuế trên.

 

 

PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP

PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ

Đối tượng áp dụng

- Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

- Doanh nghiệp mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

- Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

- Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định.

- Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

- Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí.

 

Hóa đơn sử dụng

Hóa đơn bán hàng 02GTTT3/001 (theo mẫu số 5.2 Phụ lục 5 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC )

Hóa đơn GTGT 01GTKT3/001 (theo mẫu số 5.1 Phụ lục 5 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC)

Tính thuế GTGT

 

Số thuế GTGT phải nộp

=

Tỷ lệ %

*

Doanh thu

 

 

 

 

 

 

 

Số thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra

-

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

 

Thuế suất

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

 

- Không chịu thuế (Xem chi tiết tại công việc Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng).

- Chịu thuế 0% (Xem chi tiết tại công việc Đối tượng chịu thuế suất 0%).

- Chịu thuế 5% (Xem chi tiết tại công việc Đối tượng chịu thuế suất 5%).

- Chịu thuế 10% (Xem chi tiết tại công việc Đối tượng chịu thuế suất 10%).

Khai thuế GTGT

Mẫu 04/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).

 

Mẫu 01/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC).

 

Xem thêm: Việc làm tại Bắc Ninh

 

Vì một số doanh nghiệp có quyền được lựa chọn 1 trong 2 phương pháp, nên câu hỏi mà doanh nghiệp luôn đặt ra là nên chọn cách tính nào để có lợi cho doanh nghiệp, số thuế GTGT phải nộp là nhỏ nhất.


Câu trả lời là tùy vào tình hình, đặc điểm của mỗi doanh nghiệp, mà có sự lựa chọn tối ưu:


1. Khi nào nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp?
Đối với những doanh nghiệp không có số thuế GTGT mua vào, hoặc thuế GTGT mua vào là quá nhỏ so với số thuế GTGT bán ra, do đó nếu áp dụng phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT phải nộp là rất lớn. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Thường là các doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch vụ nhân sự, các dịch vụ khác mà chi phí chủ yếu là tiền lương (nhân công/chất xám) hoặc chi phí không có hóa đơn GTGT.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà không có hóa đơn GTGT của hàng mua vào như mua bán sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp, đất đá cát sỏi (mua từ người trực tiếp sản xuất bán ra).


2. Khi nào nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ?
Đối với những doanh nghiệp có số thuế GTGT mua vào gần tương ứng với số thuế GTGT bán ra, có nghĩa là khi thuế GTGT bán ra trừ thuế GTGT mua vào có sự chênh lệch không nhiều, vì vậy số thuế GTGT phải nộp là nhỏ, hoặc không phải nộp thuế GTGT. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Thường là các doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực áp dụng mức thuế suất đầu ra là 0%; doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa dịch vụ không phải khai, tính nộp thuế GTGT . Các doanh nghiệp này có thuế GTGT đầu ra là bằng 0 nhưng thuế GTGT đầu vào thì được khấu trừ toàn bộ. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp không phát sinh số thuế GTGT phải nộp, nhưng lại được hoàn thuế đầu vào.
- Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT . Vì vậy, khi áp dụng phương pháp khấu trừ, các doanh nghiệp này không phát sinh số thuế GTGT phải nộp.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà có đầy đủ hóa đơn GTGT của hàng mua vào và hóa đơn GTGT bán hàng tương ứng, và chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào là nhỏ (tỷ lệ lợi nhuận thấp). Nư vây, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp là không đáng kể.