Cẩm Nang Việc Làm

Làm trái ngành nên hay không?

19/04/2018 | 16:01 : Lượt xem 1126

Hiện nay, ở Việt Nam, sinh viên ra trường như nông sản được mùa lại mất giá. Tìm được một công việc phù hợp, đúng với chuyên ngành ắt hẳn là mong ước của hầu hết sinh viên. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy không phải ai tốt nghiệp cũng có thể tìm được một công việc như ý muốn. Có người sẵn sàng lao vào bất kỳ một công việc nào đó để kiếm tiền trang trải, để tích lũy kinh nghiệm…nhưng cũng có người chấp nhận tình trạng thất nghiệp để chờ đợi một công việc đúng với chuyên môn của mình. Như vậy đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất? chấp nhận một công việc không đúng chuyên ngành hay thất nghiệp để chờ đợi thời cơ? Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, 60% sinh viên Việt Nam ra trường làm trái ngành. Đây liệu có phải là điều đáng lo ngại? Nhưng có nhiều ý kiến lại cho rằng nhiều người làm trái nghành lại dễ thành công.

Bạn sẽ thất nghiệp hoặc phải làm trái ngành không đúng ngành bạn đã bỏ tầm 4 năm để học. Đừng quá quan trọng điều đó. Xin được việc đúng ngành thì quá tốt rồi nhưng nếu không làm được điều đó thì làm trái ngành cũng không phải lựa chọn tồi.

Vậy đâu mới là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? 

Trong thực tế, việc quyết định thi trường đại học nào chỉ là một thử nghiệm đầu tiên. Nếu sau này phát hiện thêm một sở thích khác hoặc nhận ra sở trường của bản thân mình ở đâu thì thay đổi chính là một sự lựa chọn không tồi. Như đã nói ở trên thì chuyện “học  một đằng, làm một nẻo” đã trở nên quá phổ biến. Họ chấp nhận làm công việc trái ngành vì nhiều lý do. Có người chỉ xem công việc trái ngành đang làm là giải pháp tình thế, nhưng sau một thời gian lại tìm được cảm hứng và phát hiện được năng lực của bản thân trong công việc đó và tiếp tục gắn bó với nó.Có người làm trái ngành là do trong quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm, họ thấy bản thân không phù hợp với ngành học hiện tại nên quyết định sẽ sang một ngành nghề mới, phù hợp hơn với năng lực của bản thân. Thế nhưng nhiều khi việc bất chấp tất cả để chờ đợi một công việc đúng chuyên môn lại khiến sinh viên bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp tốt chỉ vì nó không đúng với chuyên môn của mình.

 

Trong thời buổi kinh tế khó khăn và trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì kiếm được một công việc đúng chuyên ngành không dễ dàng gì. Chính vì vậy, thử sức mình ở các lĩnh vực khác ngoài chuyên môn là điều khó tránh khỏi và đôi khi cũng là một sự lựa chọn có lợi đối với người tìm việc

Làm trái ngành có phải là vấn đề?

Một người tốt nghiệp ngành luật lại đi làm đầu bếp, một người tốt nghiệp báo chí lại đi bán bảo hiểm hay một người học công nghệ thông tin ra lại đi làm bồi bàn…đây không phải là việc nói cho vui mà hoàn toàn có thật trong xã hội ngày nay. Họ chấp nhận làm các công việc trái ngành vì nhiều lý do, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng có lẽ phổ biến nhất vẫn là do…thất nghiệp, do không thể tìm được một công việc đúng chuyên ngành đã học.

 

Có nhiều người ban đầu chỉ xem công việc trái ngành là giải pháp tình thế, lấy ngắn nuôi dài, chờ đợi thời cơ để tìm được một công việc thích hợp. Nhưng dần dần họ lún sâu vào công việc ấy và quên đi mục đích ban đầu, họ dần xa rời chuyên môn và không thể quay trở lại. Đây thực sự là điều đáng tiếc mà rất nhiều người đang gặp phải.

 

Tuy nhiên cũng có rất nhiều người sau quá trình làm trái ngành họ lại tìm được công việc tốt, hoàn toàn phù hợp với chuyên môn. Nguyên nhân thành công là do họ biết mình đang làm gì, họ biết nuôi dưỡng và duy trì niềm đam mê để chờ thời cơ thuận lợi. Chính môi trường làm việc tưởng chừng không liên quan gì tới chuyên môn ấy lại cho họ một thứ kinh nghiệm vô cùng quý giá, đó chính là kinh nghiệm sống.

 

Thực tế, thành công không hẳn phải xuất phát từ chuyên môn mình học, mà đó là sự trả đời với nghề, đam mê với nghề, là một vốn kinh nghiệp quý báu, cho dù nghề của bạn là gì cũng sẽ gặt hái được thành quả xứng đángmiễn mình có thái độ tư tưởng đúng đắn với nghè đó.

 

Chính kinh nghiệm sống sẽ dạy cho họ cách nắm bắt cơ hội nghề nghiệp mà trước đây không ít lần họ đã bỏ qua, chính kinh nghiệm sống sẽ giúp cho họ trở nên tự tin dạn dĩ, đây thật sự là cái được lớn nhất của những người chấp nhận các công việc trái ngành nhưng vẫn không quên mục đích và hoài bảo của mình. Vì vậy thay vì ngồi chờ một công việc đúng với chuyên môn thì bạn hãy bắt đầu bằng một công việc bất kỳ, hãy trang bị cho mình vốn sống và kinh nghiệm làm việc, đó sẽ là nền móng vững chắc để bạn vươn cao khi gặp được một ngành nghề mình thật sự yêu thích.

Làm trái ngành, mất gì?

Xoay quanh vấn đề làm trái nghề, trái nghành, có rất nhiều ý kiến được đưa ra. Khi được hỏi, bạn Tuấn sinh năm 1995, Học viện Tài chính chia sẻ: “Mình ra trường được 1 năm rồi, vẫn đang trong thời gian tìm một công việc phù hợp chuyên ngành mình học trong 4 năm đại học. Có nhiều bạn cùng lớp mình ra trường làm trái ngành rủ mình làm cùng nhưng mình từ chối. Mình nghĩ ra trường mà làm trái ngành thì 4 năm học vừa qua là vô ích”. Trước hết, năm 4, “chân ướt chân ráo ra trường”, làm trái ngành đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận đi chậm hơn đồng nghiệp 4 năm đại học. Những kiến thức ở Đại học rất quan trọng, đó chính là chuyên môn chúng ta được đào tạo bài bản phục vụ cho công việc sau này. Bên cạnh đó, nhiều người cũng sẽ gặp khó khăn trong việc quen với văn hóa, phong cách, kĩ năng nghề nghiệp bởi chưa có điều kiện tìm hiểu, học hỏi từ trước. Hơn nữa, các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng nghĩa với việc bạn phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Đâu phải ai muốn làm trái ngành cũng được.  Vậy mới nói, làm trái nghề, trái ngành đâu có “sướng”.

Làm trái ngành, được gì?

Có rất nhiều bạn trẻ hiện nay cho rằng họ cảm thấy không vấn đề khi đi làm trái ngành, miễn là có lương. Trong thời buổi kinh tế khó khăn và trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì kiếm được một công việc đúng chuyên ngành không dễ dàng gì. Chính vì vậy, thử sức mình ở các lĩnh vực khác ngoài chuyên môn là điều khó tránh khỏi và đôi khi cũng là một sự lựa chọn có lợi đối với người tìm việc. Bên cạnh việc có lương nuôi sống bản thân, không mang tiếng “ăn bám bố mẹ”, làm một công việc không đúng chuyên môn cũng có thể giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm, kĩ năng và thử thách bản thân nhiều hơn. Kiến thức về chuyên ngành mà chúng ta học được trên giảng đường Đại học rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Dù là ngành nghề nào thì cũng cần đến những kĩ năng như quản lí thời gian, kĩ năng thuyết trình, xử lí công việc mà chúng ta phải va vấp mới có thể phát huy được. Chính vì vậy dù bạn đi làm trái ngành vì cảm thấy ngành học không phù hợp hay trong lúc chờ để tìm được công việc trong mơ thì nó cũng có những lợi ích nhất định cho tương lai sau này của bạn.

 

Chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ có nên hay không ?

Song song với những người chấp nhận làm trái nghề, thì vẫn có không ít người thà chấp nhận thất nghiệp chứ không làm những việc không đúng chuyên môn. Đến khi tìm được một công việc ưng ý thì nhà tuyển dụng lại không chọn họ, đây là một thực tế mà rất nhiều bạn trẻ đã và đang gặp phải.

 

Họ cho rằng với bằng cấp ấy thì phải làm những việc to tác lớn lao, đây chính là suy nghĩ làm cho họ xa rời thực tế, ảo tưởng về năng lực của bản thân. Đến khi tìm được một công việc tốt thì họ lại không biết cách nắm bắt, điều đó làm cho họ đi từ thất nghiệp này tới thất nghiệp khác.

 

Nếu bạn là nhà tuyển dụng, và đứng trước hai tấm bằng như nhau, hai con người có cùng độ tuổi như nhau. Nhưng một người đã từng có kinh nghiệm làm việc, ăn nói trôi chảy, tự tin… và một người chưa có gì trong CV, vẻ mặt căng thẳng, lúng túng…thì bản sẽ chọn ai? Chắc chắn là người đã có kinh nghiệm, vì vậy nếu như bạn vẫn chưa tìm được một công việc đúng với chuyên môn của mình thì hãy mạnh dạn dẹp bỏ cái tôi của mình, hãy bắt đầu bằng một công việc bất kỳ. Thời gian không chờ đợi bất cứ ai, hãy tự trang bị cho mình vốn sống vốn kinh nghiệm làm việc, điều đó hoàn toàn hữu ích cho công việc của bạn về sau.

 

Thực tế cho rằng kiến thức chuyên môn chỉ chiếm 30% thành công trong công việc. Chính từ kinh nghiệm sống, kĩ năng chỉ trường đời dạy ta mới mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, mỗi chúng ta lên ra cuộc sống để trải nghiệm để tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp, dù đó là nghành nghề gì cũng dạy chúng ta lớn lên nhanh hơn sách vở.

Dù bạn muốn được làm việc cho nghành bạn học thì dù làm trái nghành cũng đừng quên nâng cao kiến thức, chuyên môn, hãy học những thứ bạn cho là phục vụ nghành nghề của mình. Đó là những bước đệm để bạn có thể làm đúng nghề.

 

Lưu ý khi đi làm trái nghề

Chấp nhận làm việc trái ngành để kiếm thêm thu nhập, để tích lũy kinh nghiệm sống là điều cần thiết. Tuy nhiên hãy luôn nhớ rằng mục đích của quá trình làm trái nghề chỉ là lấy ngắn nuôi dài, chỉ là giải pháp tình thế. Phải luôn trao dồi những gì mình đã được học, phải luôn cập nhật thông tin tuyển dụng. Từ đó nắm bắt mọi cơ hội để tìm được công việc mà mình yêu thích, đừng để công việc phụ ru ngủ bạn, nếu không sẽ rất khó để chúng ta bắt đầu lại từ đầu.

 

Hãy luôn nhớ rằng đường thẳng không phải lúc nào cũng nhanh nhất, vì vậy nếu bạn vẫn chưa có việc làm, thì ngay từ lúc này bạn hãy bắt tay vào làm một công việc bất kỳ miễn là lương thiện. Hãy luôn nuôi dưỡng ước mơ và hoài bảo của mình, cộng với hành trang kinh nghiệm từ “trường đời” thì việc tìm được một công việc yêu thích, đúng với chuyên môn là điều hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay bạn.

 

Có thể nói, dù làm trái ngành hay chờ đợi để tìm được công việc đúng chuyên ngành thì bản thân mỗi người đều phải không ngừng học tập, vun đắp vì ngành nghề nào thì cũng cần kiến thức cả và điều đó là cần thiết để bạn đi được thật lâu với công việc mình đã chọn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nói: “Các bạn có thể tốt nghiệp Đại học sau 4 năm, các bạn đừng tưởng những kiến thức từ sách vở, bạn bè, thầy cô, đi làm thêm… có thể cống hiến cho xã hội. Chưa ăn thua gì cả! Đại học cho bạn những kiến thức cơ bản nhưng quan trọng là phương pháp và hơn nữa hướng tới các kỹ năng cần thiết khi ra đời. Học tập là việc hằng ngày hằng giờ, hôm nay tôi cũng học tập được từ các bạn rất nhiều. Hãy học hết mình, đừng so bì với ai xung quanh. Cứ cố gắng hết sức rồi ra trường bạn sẽ tìm được chỗ đứng trong xã hội. Bạn đừng băn khoăn làm trái ngành, trái nghề hay không.”

Suy cho cùng, làm nghề gì không phải chuyện quan trọng. Điều quan trọng là với công việc đó bạn thấy vui vẻ, kiếm được tiền nuôi sống bản thân, gia đình và có cơ hội phát triển trong tương lai.