Cẩm Nang Việc Làm

Kỹ năng quan trọng nhất của nhà quản trị giỏi ai cũng phải nể phục

06/11/2018 | 10:13 : Lượt xem 1271

Người quản trị được ví như người cầm lái, phía sau là một tập thể, với một trách nhiệm to lớn. Một nhà quản lý giỏi hội tụ nhiều tố chất khác nhau để có thể ứng phó với thiên biến vạn hóa của môi trường làm việc. Vì thế,
trong bất kì  hoàn cảnh nào,  người quản lý phải có năng lực kĩ năng nhất định.

Kỹ năng của nhà quản trị đóng vai trò quyết định đến hiệu quả làm việc của cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp đó. Quản lý là quá trình làm việc chung của lãnh đạo với các thành viên trong tập thể và thực hiện sự tổ chức làm
việc đối với tập thể. Nếu không có các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị thì tập thể sẽ làm việc rời rạc, không có sự gắn kết và có thể dẫn đến chậm tiến độ, phá vỡ kế hoạch. 

Lãnh đạo

Xem thêm: Tìm việc làm tại Hà Tĩnh

Kỹ năng kỹ thuật (technical skills) hoặc chuyên môn/nghiệp vụ  

Đây là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể, nối cách khác là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị. Ví dụ việc thảo chương trình điện toán, soạn thảo hợp đồng pháp lý kinh doanh, thiết kế cơ khí.. Bạn muốn làm một nhà lãnh đạo thu phục lòng người trước hết phải để ai cũng đánh giá cao năng lực của bạn, ai cũng phải thừa nhậm khâm phục trình độ chuyên môn. Đó là điều tiên quyết để thu phục làm người, để đưa ra
những quyết định sáng suốt trong công việc.

Có hai khối kiến thức mà mỗi nhà quản lý cần phải có. Một là kiến thức/kỹ năng chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp. Hai là kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, ngành, các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh, pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội, các kiến thức về môi trường kinh doanh quốc tế và các xu hướng phát triển chủ đạo.

Cần lưu ý kiến thức là khái niệm động, nó luôn thay đổi, do đó nhà quản lý phải liên tục cập nhật và chủ động trong tích lũy kiến thức.  "Học tập suốt đời" đã trở thành một phẩm chất quan trọng của mỗi nhà quản lý. Học tập không nhất thiết từ nhà trường mà có thể từ tất cả mọi nơi như tự học, học từ bạn bè, học từ kinh nghiệm, học từ các khóa huấn luyện
ngắn hạn... Hiện nay, văn hóa học tập trong các doanh nghiệp và doanh nhân ở VN ta chưa mạnh. Một số thì thiên về khoa cử bằng cấp, một số lớn khác thì chạy theo sự vụ hằng ngày mà bỏ bê việc tích lũy kiến thức. 

Kỹ năng nhân sự (human skills) 

Là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và điều khiển nhân sự. Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. Một vài kỹ năng nhân sự cần thiết cho bất cứ quản trị viên nào là biết cách thông đạt hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng không khí hợp tác trong lao động, biết cách tác động và hướng dẫn nhân sự trong tổ chức để hoàn thành các công việc.

Kỹ năng nhân sự đối với mọi cấp quản trị viên đều cần thiết như nhau trong bất kỳ tổ chức nào, dù là phạm vi kinh doanh hoặc phi kinh doanh.

Khả năng ứng xử và giao tiếp là điều không thể thiếu. Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý. Mục tiêu của kỹ năng này là nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị và nhu cầu của các đối tượng giao tiếp. Công nhận và chia sẻ các giá trị và thành tựu của người khác hoàn toàn không phải là việc đơn giản dù giá trị đó là của cấp dưới hay đồng nghiệp, hoặc cấp trên.  Đây là cơ sở quan trọng của giao tiếp, xử lý mâu thuẫn và thương lượng. Giao tiếp là phương tiện truyền tải thông tin giữa người với người, trong công việc giao tiếp giúp tạo lập và duy trì các mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp thể hiện ở sự thành thạo văn bản nói và viết, gây ấn tượng cả bằng giọng nói và ngôn ngữ hình thể. Giao tiếp tốt giúp nhà quản lý nhận được sự đồng thuận từ đông đảo nhân viên. Khả năng giao tiếp tốt cũng biểu hiện cho kỹ năng nhân sự của nhà quản trị. Bởi mức độ say mê công việc của nhân viên phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tạo động lực cho họ bằng những cam kết của người quản trị.

Tư duy lãnh đạo

Kỹ năng nhận thức hay tư duy (conceptual skills):  

Là cái khó hình thành và khó nhất, nhưng nó lại có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các nhà quản trị cao cấp. Họ cần có tư duy chiến lược tốt để đề ra đúng đường lối chính sách đối phó có hiệu quả với những bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ chức. Nhà quản trị cần phải có phương pháp tổng hợp tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các bộ phận, các vấn đề … Biết cách làm giảm những sự phức tạp rắc rối xuống một mức độ có thể chấp nhận được trong một tổ chức.

Tiếp nhận và xử lý thông tin một cách hiệu quả để có thể đưa ra những quyết định chính xác. Có bốn thành phần chính. 

- Đầu tiên là kỹ năng phân tích vấn đề và ra quyết định. Nó bao gồm nhận dạng vấn đề, triệu chứng, nguyên nhân và xử lý các thông tin để đưa ra giải pháp chính xác trong thời gian ngắn nhất. 

- Thứ hai là kỹ năng phân tích tài chính và định lượng. Các nhà quản lý phải có thể làm việc với các con số tài chính và có khả năng phân tích các con số này để phục vụ quá trình quản lý. 

- Thứ ba là nhà quản lý phải có khả năng phát triển và sáng tạo các phương pháp giải quyết vấn đề mới cho chính mình và doanh nghiệp. Sáng tạo là phẩm chất quan trọng, nhưng nó không tự nhiên đến mà là kết quả của một
quá trình học hỏi, quan sát và tư duy liên tục.

- Thứ tư là khả năng xử lý các chi tiết. Thông tin rất nhiều và đa dạng, để xử lý hiệu quả nhà quản lý phải biết chọn lọc các thông tin quan trọng, giữ được các khuynh hướng chính nhưng không mất đi các chi tiết cần thiết, cân đối giữa toàn cục và thành tố.

Khả năng lãnh đạo  

Một nhà lãnh đạo tốt phải dám nhận trách nhiệm, đương đầu với những thử thách và chấp nhận thay đổi. Họ phải biết động viên nhân viên của mình bằng cách tạo ra môi trường làm việc tốt (thu nhập, sự hứng thú làm việc, các thử thách, sự an toàn trong công việc, các thăng tiến...), phải đưa ra các nhận xét (khen và phê bình) chính xác trên một tinh thần xây dựng. Khen và phê bình đúng lúc và đúng liều lượng có tác dụng động viên rất cao.Trên thực tế rất nhiều nhà quản lý không biết cách khen ngợi hay phê bình vì không vượt qua được bản thân hay để cho cảm tình cá nhân xen vào công việc. Lựa chọn, hướng dẫn, phát triển và phân quyền cho nhân viên cũng là các kỹ năng quan trọng của một nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi phải có các cộng sự giỏi để biến các kế hoạch của họ thành hiện thực.