Cẩm Nang Việc Làm

Tổng hợp các bí quyết giúp bạn giao tiếp khéo léo

05/01/2019 | 16:13 : Lượt xem 1385

Giao tiếp xã hội là phần rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người nhưng không phải ai cũng tự tin với khả năng ứng xử và giao tiếp.Vì vây, học cách giao tiếp khéo léo là điều chúng ta ai cũng phải biết. Qua bài viết dưới đây, jobPro chia sẻ những bí kíp nhỏ bất thành văn và ít người biết đến giúp việc giao tiếp của bạn thuận lợi hơn rất nhiều. Hãy thử xem nhé!

Học cách giao tiếp khéo léo

Dũng cảm mở lời:

Giống như cách học ngoại ngữ, bạn cần phải dũng cảm nói chuyện để kỹ năng đó trở nên thuần thục hơn. Muốn trở thành người giao tiếp tốt, bạn cần biết mở lời trước và tích luỹ kinh nghiệm qua từng cuộc nói chuyện với các đối tượng khác nhau.
Không chỉ cần dũng cảm mở lời, bạn cũng cần phải thông minh trong giao tiếp. Bạn cần sử dụng giọng nói để tạo sự thu hút, cách diễn đạt, lập luận sao cho đối phương hiểu được. Đặc biệt cũng cần chú ý đến hoàn cảnh, địa vị của người mà mình đang nói chuyện.

Nói vừa đủ nghe và chân thành

biết lắng nghe từ người khác

Nói to quá hay nhỏ quá đều làm phiền người nghe. Thì thầm giữa hai người chỉ dành cho các đôi tình nhân, giữa đám đông mà thì thầm trong đám đông với ai đó là mất lịch sự, người khác sẽ nghĩ bạn đang nói xấu họ. Còn nói to thì… Thị Nở quá!

Sự thanh lịch, duyên dáng không liên hệ gì với sự nói to, bất kể là nói trực tiếp hay trên điện thoại. Giữa nói năng khéo léo với sự giả tạo là một đường kẻ rất mờ. Có lẽ vì vậy, từ điển của Cambridge định nghĩa thanh lịch là sự duyên dáng và quyến rũ ở cả bề ngoài (của người phụ nữ) lẫn trong cách nói năng, ứng xử.

Những lời nói dễ nghe, có thể chưa hoặc không cần hoa mỹ, khi đi cùng với sự chân thành, ân cần, và chu đáo với những người xung quanh, sẽ làm nên đầy đủ tố chất của một người phụ nữ duyên dáng, gợi cảm, hấp dẫn.

Đọc, đi nhiều, tích lũy kiến thức giao tiếp:

Đọc nhiều đi nhiều tích lũy kiến thức giao tiếp

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, số từ được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp là xấp xỉ khoảng 3.000 từ. Vì thế, bạn cần đọc thật nhiều sách, báo, gặp gỡ nhiều người để trau dồi vốn từ cho riêng mình. Đó cũng là cách giúp chúng ta nói chuyện phong phú và trôi chảy hơn.
Giao tiếp là quá trình học hỏi không bao giờ ngừng nghỉ, một câu nói mới, một cụm từ mới, một cách nói lóng phù hợp cũng có thể khiến cho cuộc đối thoại của bạn trở nên thu hút hơn.

Hãy biết cách nói chuyện phiếm

Nếu bạn Google “How to small talk”, sẽ có 223 triệu kết quả. Nghệ thuật nói chuyện cũng giống như khiêu vũ, có tiến, có lùi, có cho, có nhận, có lúc tình cảm, gần gũi, khi lại xa cách, lạnh lùng, lúc đi thẳng, khi quay tròn.

Nói chuyện cũng thế: có khi mình nói về mình, lúc lại nhận thông tin từ người đối thoại, khi nói về những vấn đề riêng tư, lúc lại đề cập đến chuyện nắng mưa, ngập, tắc đường, phim ảnh hay dở. Lúc có thể nói ngay đến tâm vấn đề, cũng có thể lòng vòng nói gần nói xa.

Và cũng giống như bất cứ loại hình nghệ thuật nào, sự thanh lịch trong lời ăn tiếng nói cũng phải được tập dượt, mài giũa, trau dồi từ đọc, quan sát, tiếp thu một cách có ý thức (rất ít khi đây là khả năng Trời cho).
Có một số kim chỉ nam nhất định bạn nhớ dùng nhé. Ví dụ:

– Nhớ tên người mình đang nói chuyện cùng
– Nhìn vào mắt người nghe khi nói
– Nếu nói chuyện với một nhóm người, đối xử với mọi người như nhau.
– Tránh ngắt lời người đang nói (tối kỵ).
– Tránh nói thao thao về mình.
– Người khôn nghe nhiều hơn nói.

– Tránh những câu hỏi riêng tư, mang tính tọc mạch khi vừa mới gặp ai đó. Mẹ tôi có thói quen mỗi khi gặp một người bạn mới của tôi đều hỏi gia cảnh, chồng con, nhà to hay bé, tại sao từng này tuổi rồi chưa lấy chồng, rồi nhận xét rất thẳng thừng: cô thấy mày hơi béo/ốm/mệt mỏi… đấy nhé. Thế hệ của mẹ là thế, hỏi như thế mới là quan tâm đến nhau.

Khen nhiều chê ít:

Lời nói như gió thoảng qua tai nhưng trong nhiều trường hợp, nói không khéo sẽ khiến người khác bị tổn thương, thậm chí là làm hại đến chính bản thân mình. Vì vậy, bạn nên lựa cách khen người khác hơn là việc chỉ chê bai họ.
Tuy nhiên, người thông minh trong giao tiếp là phải biết khen có chừng mực và khen đúng sẽ khiến họ cảm kích và tin tưởng bạn nhiều hơn. Chúng ta không nên khen một cách sáo rỗng hay khen cho có lệ, lấy lòng, không có gì cũng khen thì khiến đối tượng thấy phản cảm hơn là thiện cảm.

Thêm chút hài hước:

Có thể nói, hài hước là khả năng mà mỗi người nên có và nên cố gắng rèn luyện. Bởi hài hước sẽ giúp bạn thân thiện hơn với nhiều đối tượng, tạo thiện cảm ngay cả với những ai không thích bạn.
Nhưng bạn cũng cần hài hước có chừng mực và phải chú ý hoàn cảnh giao tiếp đang diễn ra sao cho phù hợp, không gây khó chịu hay tạo cảm giác nhạt nhẽo với người nghe.