Cẩm Nang Việc Làm

Giới thiệu về bản thân khi đi xin việc đơn giản là cách tốt nhất

04/12/2018 | 14:55 : Lượt xem 1321

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn như thế nào để ghi điểm trước nhà tuyển dụng là thắc mắc chung của nhiều ứng viên, nhất là với những ai đi xin việc lần đầu. Hiểu được nỗi băn khoăn này của người đi tìm việc, Jobpro  đã tổng hợp chia sẻ từ chuyên gia, giúp bạn có được bí quyết giới thiệu bản thân chuyên nghiệp, thu hút trong buổi phỏng vấn.

giới thiệu về bản thân khi đi xin việc

Nếu được hãy hiểu nhà tuyển dụng muốn gì

Khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn giới thiệu về bản thân không có nghĩa là nhà tuyển dụng muốn nghe về tiểu sử của bạn, gia đình bạn có bao nhiêu người, cấp 3 bạn học trường nào… Thay vào đó, họ cần biết về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm việc làm và lợi ích mà bạn sẽ mang đến cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong phần giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn, bạn hãy đề cập đến những vấn đề sau:

Giới thiệu đủ nội dung:

Không nhất thiết bạn phải sử dụng nguyên máy móc nguyên tắc 30 giây khi giới thiệu, nhưng nên có một bài giới thiệu với các nội dung đầy đủ như sau:

Cảm ơn NTD đã tạo cơ hội được phỏng vấn:

Điều này giúp bạn thể hiện một thái độ cầu thị & tạo cho NTD một tâm lý thoải mái trước khi nghe bạn nói. Dù bạn có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm thì nội dung này cũng không thừa

Giới thiệu đầy đủ Họ tên, bí danh (nếu có):

Điều này giúp cho NTD biết được đang nói chuyện với ai (mặc dù họ đã có CV ở trước mặt) và cũng là một hành động tự tôn trọng bản thân của chính ứng viên

Năm sinh: 

Mục đích nhắc lại để tiện xưng hô…

Dưới đây là giới thiệu bản thân khi phỏng vấn theo từng mức độ kinh nghiệm 

Đã tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì

Giới thiệu về các kinh nghiệm làm việc trong quá khứ hoặc các hoạt động đoàn thể lớn đã tham gia (nếu có):

Lưu ý: Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm, hãy chọn lọc và nhấn mạnh kinh nghiệm nào phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển (tìm hiểu kỹ yêu cầu của Nhà tuyển dụng & chuẩn bị trước phần này), tránh giới thiệu lan man, dài dòng. Với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thì đối với các vị ứng tuyển đòi hỏi sự năng động, bạn nên điểm qua một số hoạt động để chứng minh mình là người có tính cách phù hợp với vị trí ứng tuyển (VD: tham gia hoạt động tình nguyện, đoàn thể, đi làm thêm, tập kinh doanh, tự doanh….). Không nên để trống phần này khi giới thiệu bản thân.

Sở Trường Cá Nhân

Sở trường là gì, điểm mạnh điểm yếu 

(bạn có thể bỏ qua đoạn này nếu các đoạn trên của bạn đã dài, nếu giới thiệu thì nên ngắn gọn, tập trung và các điểm nổi bật phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Nhớ là phải phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, NTD có xu hướng nhìn vào sở trường, điểm mạng điểm yếu để đánh giá tính cách có phù hợp với công việc không, vì vậy sinh viên mới ra trường thì nên tận dụng giới thiệu phần này)

Mong muốn gì?

Bạn nên nói ra mong muốn của bạn một cách khéo léo (VD: Với kinh nghiệm, sở trường như trên, em rất mong muốn được làm việc cùng anh chị tại Ngân hàng X với vị trí Quan hệ Khách hàng ...)

Nhắc lại lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu.

Nhiều bạn giới thiệu xong là lặng im, không có hành động gì chứng tỏ mình đã ngắt phần giới thiệu. Điều này đôi khi gây ra sự lúng túng cho cả 2 bên và tất nhiên, với cương vị là ứng viên thì bạn sẽ là người bị đánh giá và phần thiệt thòi thuộc về bạn.

Cách giới thiệu bản thân khi bạn là sinh viên

Bạn đang là sinh viên và muốn tìm công việc làm thêm để vừa tích lũy kinh nghiệm vừa kiếm thêm thu nhập. Nếu như bạn đã có kinh nghiệm làm việc, bạn hãy nói về kinh nghiệm mà bạn làm việc để nhà tuyển dụng biết rằng bạn vừa học nhưng có kinh nghiệm làm việc, chẳng hạn:

- Tôi vừa chăm chỉ dành thời gian để học ở trên lớp, về nhà nhưng tôi cũng sắp xếp thời gian hợp lý để đi làm thêm để trao dồi kĩ năng sống, kinh nghiệm khi làm việc ...

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đối với trường hợp bạn mới tốt nghiệp

Đối với những nhà tuyển dụng thì những ứng viên vừa mới tốt nghiệp không được đánh giá cao bởi chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng không phải cơ hội trúng tuyển của những ứng viên vừa mới tốt nghiệp ở các công ty, doanh nghiệp là không có. Nếu bạn có CV xin việc, đơn xin việc và trả lời phỏng vấn tốt, dù bạn mới tốt nghiệp thì bạn vẫn được nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn, sẵn sàng tuyển bạn và đào tạo bạn để bạn làm việc hiệu quả. Do đó, trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đặt câu hỏi "Giới thiệu đôi nét về bản thân?" thì bạn có thể giới thiệu là bạn vừa mới nghiệp trường gì, điểm số ra sao, học được kiến thức gì áp dụng vào công việc và đưa ra hi vọng muốn làm việc ở công ty, học hỏi các nhân viên và nhà lãnh đạo trong công ty. Nếu bạn đã đi làm thêm, bạn có thể nêu ra kỹ năng làm việc, lời khen từ sếp cũ.

Cách giới thiệu bản thân khi bạn đã đi làm và muốn đổi môi trường làm việc

Ngoài việc bạn giới thiệu đôi nét về bản thân mình: tên gì, học ở đâu, tốt nghiệp loại gì? ... thì bạn nêu thêm kinh nghiệm làm việc để nhà tuyển dụng thấy được bạn là người mà họ đang cần, phù hợp với vị trí mà họ tuyển dụng.

Cách giới thiệu bản thân khi bạn đã đi làm và muốn thay đổi công việc, vị trí

Nếu bạn đã đi làm nhưng lại muốn nhảy sang công việc hoàn toàn mới, chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể trả lời sơ qua về bản thân và đưa ra những kinh nghiệm, kỹ năng làm việc có được của bản thân. Cuối cùng thì bạn nói thêm "Với các kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình làm việc, tôi muốn thử sức mình ở một vị trí mới và đến công ty để trao đổi với quý công ty xem chúng ta có thể hợp tác không. Tôi nghĩ dù ở vị trí nào thì chỉ cần có kỹ năng làm việc thì công việc nào tôi cũng có thể đáp ứng được.