Cẩm Nang Việc Làm

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2018

19/04/2018 | 13:29 : Lượt xem 1432

Dưới đây là hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân(TNCN) năm  2018 đối với các thu nhập từ tiền lương, tiền công, phụ cấp của các cá nhân có ký hợp đồng lao động (trên hoặc dưới 3 tháng) như sau:

I.Xác định mức tính thuế TNCN

- Đối với HĐLĐ dưới 03 tháng, tổng thu nhập tiền công tiền lương dưới 2.000.000 đ thì thuế TNCN khấu trừ 10%, kèm điều kiện có đăng ký mã số thuế cá nhân.

- Đối với cá nhân không cư trú thường áp dụng cho đối tượng là Người nước ngoài thì mức khấu trừ là 20% trên tổng thu nhận tiền công, tiền lương.

- Đối tượng tính theo Biểu thuế lũy tiến dành cho cá nhân có ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên.

Căn cứ để tính thuế TNCN 2018 đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh là: Thu nhập tính thuế, thuế suất và được tính áp dụng theo biểu lũy tiến từng phần.

 

                     

 

II.CÁCH TÍNH THUẾ TNCN ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÊN 3 THÁNG

A. Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất (%)

Trong đó:

Thu nhập tính thuế TNCN = Tổng thu nhập – (Các khoản bảo hiểmCác khoản giảm trừCác khoản được miễn thuế )

1Tổng thu nhập là các khoản được chi trả bao gồm: tiền lương, tiền công, thù lao, phụ cấp, trợ cấp...

2. Các khoản bảo hiểm bắt buộc theo tỷ lệ: BHXH (8%), BHYT (1,5%), BHTN (1%).

3. Các khoản giảm trừ:

- Giảm trừ gia cảnh:

+ Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng.

+ Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. (Phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh).

- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

 4. Các khoản được miễn thuế bao gồm:

- Tiền ăn giữa ca không vượt quá 730.000 đ/tháng.

 Ví dụ: Nếu bạn được phụ cấp tiền ăn là 750.000 đ/tháng thì được miễn 730.000đ, còn 750.000 - 730.000 = 20.000 sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN

 - Chi phí phụ cấp trang phục không hơn 5.000.000 đ/năm (Miễn toàn bộ nếu chi bằng hiện vật)

Ví dụ: Nếu bạn nhận tiền phụ cấp trang phục là 4.900.000đ/năm/người thì sẽ được miễn toàn bộ

           Nếu bạn nhận được 5.200.000đ/năm/người thì được miễn 5.000.000, còn 200.000đ sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

- Phụ cấp điện thoại, tiền xăng, tiền công tác phí (theo Quy chế tài chính/Quy chế nội bộ của Công ty).

- Thu nhập làm thêm vào ngày nghỉ, lễ, ban đêm được trả cao hơn tiền công so với ngày thường

 Ví dụ: Bạn ngày làm được 50.000đ/giờ nhưng làm thêm ban đêm được 70.000đ/giờ thì 70.000 – 50.000 = 20.000đ sẽ được miễn thuế

- Phụ cấp thuê nhà không quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)...

 

 B.  Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC (Xem phần I. Xác định mức tính thuế TNCN).

III.Cùng xem các ví dụ sau để hình dung rõ hơn về cách tính thuế TNCN:

Ví dụ 1: Tháng 1/2018 Ông A nhận được các khoản thu nhập sau:

   +Tiền lương theo ngày công làm việc: 20.000.000 đ

   +Phụ cấp tiền ăn giữa ca: 500.000 đ

   +Phụ cấp điện thoại: 200.000.000 đ

  Trong tháng này, ông A không đóng góp bất cứ khoản nào liên quan đến từ thiện, nhân đạo...Ngoài ra, ông A nuôi 1 con dưới 18 tuổi, đã đăng ký người phụ thuộc tại công ty.

  Cách tính thuế TNCN của ông A trong tháng 1/2018 như sau:

1.     Tổng thu nhập = 20.000.000 đ + 500.000 đ + 200.000 đ = 20.700.000 đ

2.     Các khoản bảo hiểm

              BHXH (8%)    = 20.000.000 đ x 8%     =   1.600.000 đ

              BHYT (1,5%)  = 20.000.000   x 1,5%   =      300.000 đ

 BHTN (1%)     = 20.000.000   x 1%      =      200.000 đ

_______________________________________________________

                                                       Tổng =   2.100.000 đ

3. Các khoản giảm trừ:

- Bản thân: 9.000.000 đ

- 1 người phụ thuộc = 3.600.000 đ

Tổng giảm trừ: 12.600.000 đ

4. Các khoản được miễn = 500.000 (phụ cấp tiền ăn giữa ca)

Vậy, thu nhập tính thuế (TNTT) = Tổng thu nhập – (Các khoản bảo hiểm + Giảm trừ + Các khoản được miễn thuế)

       = 20.700.000 đ – (2.100.000 đ  + 12.600.000 đ+ 500.000 đ) = 5.500.000 đ

Suy ra, thu nhập tính thuế của ông A thuộc bậc 2 (Trên 5 đến 10 triệu đồng)

Dựa vào công thức cột thứ (4) cho bậc 2 trong bảng Biểu thuế lũy tiến từng phần thì: 

Số thuế TNCN phải nộp = TNTT x 10% - 250.000 đ = (5.500.000 đ  x 10%) – 250.000 đ = 300.000 đ

Từ đây, cũng có thể suy ra mức lương thực nhận hàng tháng của ông A là:

Số lương thực nhận = Tổng thu nhập – (Các khoản bảo hiểm + Thuế TNCN)

       = 20.700.000 đ – (2.100.000 đ + 300.000 đ) = 18.300.000 đ

 

Ví dụ 2: Tháng 3/2018, Ông M nhận được các khoản thu nhập như sau:

o   Lương theo ngày công làm việc: 50.000.000 đ

o   Phụ cấp tiền ăn giữa ca: 500.000 đ

o   Phụ cấp điện thoại: 200.000 đ

      Trong tháng này, ông M không đóng góp bất cứ khoản nào liên quan đến từ thiện, nhân đạo...

             Ngoài ra, ông M nuôi 2 con dưới 18 tuổi, đã đăng ký người phụ thuộc tại công ty.

             Cách tính thuế TNCN của ông M trong tháng 3/2018 như sau:

1.     Tổng thu nhập = 50.000.000 đ + 500.000 đ + 200.000 đ = 50.700.000 đ

2.     Các khoản bảo hiểm:

+ Mức lương đóng BHXH, BHYT = 20 lần mức lương cơ sở = 20 x 1.300.000 đ = 26.000.000 đ

                                                                            (Từ 1/7/2018 = 20 x 1.390.000 đ = 27.800.000 đ)

 

+ Mức lương đóng BHTN = 20 lần mức lương tối thiểu vùng = 20 x 3.980.000 đ = 79.600.000 đ (vượt mức lương của ông M, nên tính theo mức lương là 50.000.000 đ)

BHXH (8%)   = 26.000.000 đ x 8%      = 2.080.000 đ (Từ 1/7/2018: 27.800.000 đ x 8% = 2.224.000 đ)

BHYT (1,5%) = 26.000.000 đ x 1,5%   =   390.000 đ (Từ 1/7/2018: 27.800.000 đ x 1,5% = 417.000 đ)

BHTN (1%)    = 50.000.000 đ x 1%      =   500.000 đ

_______________________________________________________

Tổng =  2.970.000 đ  (Từ 1/7/2018: 3.141.000 đ)

 

3. Các khoản giảm trừ:

- Bản thân: 9.000.000 đ

- 2 người phụ thuộc = 2 x 3.600.000 đ = 7.200.000 đ

Tổng giảm trừ: 16.200.000 đ

 

4. Các khoản được miễn = 500.000 đ (phụ cấp tiền ăn giữa ca)

    Vậy, thu nhập tính thuế (TNTT) = Tổng thu nhập – (Các khoản bảo hiểm + Giảm trừ + Các khoản được miễn thuế)

= 50.700.000 đ – (2.970.000 đ + 16.200.000 đ + 500.000 đ) = 31.030.000 đ

(Từ 1/7/2018 = 50.700.000 đ – (3.141.000 đ + 16.200.000 đ + 500.000 đ) = 30.859.000 đ)

Suy ra, thu nhập tính thuế của ông M thuộc bậc 4 (Trên 18 đến 32 triệu đồng)

Dựa vào công thức cột thứ (4) cho bậc 4 trong bảng Biểu thuế lũy tiến từng phần thì:  

Số thuế TNCN phải nộp = TNTT x 20% - 1.650.000 = (31.030.000 đ x 20%) – 1.650.000 đ = 4.556.000 đ

(Từ 1/7/2018 = (30.859.000 đ x 20%) – 1.650.000 đ = 4.521.800 đ)

 

Từ đây, cũng có thể suy ra mức lương thực nhận hàng tháng của ông M là:

 

Số lương thực nhận = Tổng thu nhập – (Các khoản bảo hiểm + Thuế TNCN)

= 50.700.000 – (2.970.000 + 4.556.000 đ) = 43.174.000 đ

(Từ 1/7/2018  = 50.700.000 - (3.141.000 + 4.521.800 đ) = 43.037.200 đ)